Truyền nhiễm

Viêm hạch bạch huyết: các giai đoạn, triệu chứng, thuốc điều trị

Viêm hạch bạch huyết có hai giai đoạn lành tính. Tuy nhiên cần được lưu ý điều trị nếu không sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Trong nhóm bệnh nhiễm khuẩn nông (mặt ngoài) có viêm hạch bạch huyết gây đau. Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật, Rickettsia, nấm. Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo ra và vận chuyển bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu. Viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cho biết bệnh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm hạch bạch huyết có hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: Chỉ là giai đoạn cương tụ (viêm hạch bạch huyết cấp sưng huyết), biểu hiện lâm sàng là hạch to, nếu điều trị tốt có thể khỏi, hạch nhỏ lại.

+ Giai đoạn kế tiếp là viêm hạch bạch hóa mủ, hạch biến thành một ổ mủ, phải rạch tháo mủ mới khỏi bệnh được.

Đây là hai giai đoạn diễn biến lành tính. Nếu diễn biến nặng sẽ thành viêm xung quanh hạch, nặng hơn là viêm tấy hạch

Các hạch viêm có thể là hạch toàn thân hoặc chỉ những hạch khu trú tại vùng bị nhiễm khuẩn. Hạch nở lớn đo sưng phù và thâm nhiễm của bạch cầu có thể gây đau nhức và nhạy cảm đau. Việc điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh. Làm nóng và giữ độ ẩm có thể giảm triệu chứng gây đau. Nếu có áp xe thì phải mổ dẫn lưu.

Viêm hạch bạch huyết, chủ yếu dưới da, thường do liên cầu khuẩn tạo mủ gây ra. Khuẩn này vào được mạch bạch huyết thường là do da có chỗ hớt, ở một chi có vết thương hoặc bị nhiễm khuẩn. Khi bị viêm thì tại chỗ thấy đau, sung, toàn thân thấy sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh, nhức đầu. Thường bệnh nhân có tăng bạch cầu.

Triệu chứng bệnh viêm hạch bạch huyết

– Viêm hạch cấp tính: bệnh nhân đến khám vì đau vùng hạch bị viêm, làm giảm vận động, bệnh nhân bị đau đầu, sốt nhẹ.

Khám thấy: Hạch to, đau ( khi sờ cảm giác hạch to, có kích thướng 1 -2 cm, chắc, bờ tròn, chưa dính với da, ấn vào rất đau. Vùng hạch viêm da nóng.

+ Đường bạch mạch tương ứng bị viêm là một lẵn chĩ dài hay kết thành mạng lưới, da có màu đỏ

+ Cửa ngõ xâm nhập của vi khuẩn: có thể là vết chọc nhỏ đến vết thương, đôi khi vết thương ở cửa ngõ xâm nhập đã liền sẹo.

– Viêm hạch kèm viêm xung quanh hạch. Khi nối hạch dính chùm với nhau khi di động được, chu vi từng hạch không nhận rõ, tất cả thành một đám quánh lan tỏa, cứng và đau, da tấy đỏ lan rộng.

– Viêm tấy hạch: Đau càng ngày càng tăng, làm mất ngủ. Triệu chứng toàn thân: sốt cao, dao động, vẻ mặt nhiễm khuẩn, nhức đầu, rét run, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn. Khối hạch sưng to, đỏ, đau khi sờ, chủ yếu là da tấy đỏ lan rộng, vài ngày sau xuất hiện dấu chuyển sóng do tụ mủ. Cần phải rạch dẫn lưu.

Đối tượng có thể mắc phải viêm hạch bạch huyết?

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị viêm hạch bạch huyết. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm hạch bạch huyết?

+ Sau khi điều trị ung thư;

+ Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh cho tới khi hết thuốc;

+ Không điều trị vết thương nhiễm trùng.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo.

Điều trị bệnh viêm hạch bạch huyết

Trong điều trị dùng liệu pháp kháng sinh. Dùng penicillin V 250 mg ngày 4 lần hoặc một liều duy nhất benzathin penicillin 1,2 triệu đ.v. tiêm bắp. Nếu nặng thì tiêm truyền tĩnh mạch penicillin G 400.000 đ.y. 6 giờ một lần. Nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin thì dùng erythromycin thay thế, 250 mg ngày 4 lần khi viêm nhẹ hoặc clindamycin 150 mg tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần khi bị nặng. Cũng có thể dùng dicloxacillin 250 mg uống  ngày 4 lần trường hợp bị viêm nhẹ. Nặng thì có thể dùng oxacillin hoặc nafcillin 1g tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần. Cũng có thể dùng thay thế penicillin bằng vancomycin 1g tiêm tĩnh mạch 12 giờ một lần là tốt nhất. Cần bất động và nâng cao vùng bị viêm để giảm sung phù; dùng băng ướt và mát có thể làm giảm khó chịu và giảm nhạy cảm đau.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago