Categories: Sức khoẻ

Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?

Điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé có phải lúc nào cũng cần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào?

Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiều người bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa.

Có bà mẹ phàn nàn, từ khi 3 tháng tuổi đến khi đã vào lớp 1, bé thường xuyên bị viêm mũi họng (viêm đường hô hấp trên). Tháng nào cũng phải ghé bác sĩ và thường xuyên phải uống kháng sinh. Trung bình cứ một tháng bé uống kháng sinh một lần.

Các bà mẹ lo lắng con mình uống nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé như tiêu chảy hoặc bị táo bón. Họ cũng lo rằng khi sử dụng nhiều kháng sinh, bé sẽ bị nhờn thuốc về sau khó điều trị hơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú – Phó Trưởng khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi T.Ư – cho biết: Bé dưới 1 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên (được tính từ thanh quản, hầu họng, mũi và tai ).

Còn theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra, bé dưới 1 tuổi thường mắc viêm đường hô hấp trên 8 – 10 đợt một năm.

Nguyên nhân hầu hết là do các loại virut gây ra như virut cúm, virut hợp bào hô hấp… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác hay gặp như Hemophilus Influenza. Loại này ngoài gây viêm đường hô hấp còn có thể gây nên viêm màng não mủ.

Để điều trị đúng triệu chứng, không lạm dụng thuốc kháng sinh các bà mẹ cần biết:

Điều trị triệu chứng: Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, cách xử lý chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, cho bé sử dụng các loại thuốc long đờm, giãn phế quản. Nếu bé bị phế quản bị co thắt, vỗ rung cho bé để giúp dẫn lưu đờm.

Vệ sinh mũi họng, răng miệng: Đây chính là cửa ngõ để nguồn bệnh lây lan. Các bà mẹ cần lưu ý rửa sạch tay chân cho bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày sẽ hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.

Cho bé uống nhiều nước và hạ sốt cho bé: Thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho bé, nếu nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5oC. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.

Cho bé đi khám bác sĩ khi sốt trên 3 ngày: Điều này giúp xác định nguyên nhân chính xác. Phụ huynh không nên tự cho bé uống kháng sinh, nhất là các bà mẹ có thói quen dùng đơn cũ để kê bệnh mới, sẽ điều trị không đúng nguyên nhân, dễ gây kháng thuốc và có những tác dụng không có lợi cho bé.

Chỉ dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm vi khuẩn: Kháng sinh nếu được chỉ định đúng thì có lợi cho bé nhiều hơn là những tác dụng phụ.

Một số loại kháng sinh có thể gây đi ngoài lỏng nhưng không nặng, bé tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Do đó, chỉ cho bé uống kháng sinh khi có bằng chứng bé bị nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ chỉ định.

Uống vitamin C để tăng sức đề kháng: Khi bé bị ốm, nên cho bé uống vitamin C, có tác dụng làm tăng sức đề kháng và giải nhiệt cho cơ thể.

Hiện có loại vitamin C giọt, các bà mẹ có thể bổ sung cho bé theo đợt 7-10 ngày. Hoặc trong nước cam tỷ lệ vitamin C rất cao nên có thể cho uống nước cam khi bé ốm nhưng không quá 120 ml/ngày.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago