Muỗi là sát thủ nguy hiểm nhất thế giới và là mục tiêu của những nhà sản xuất thuốc diệt côn trùng. “Chúng giết nhiều người hơn bất cứ loài động vật nào khác”, tiến sĩ Tom Frieden, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ nói với CNN. “Liệu có ích lợi nào không? Chúng cung cấp thức ăn cho chim và các côn trùng khác, nhưng tôi nghĩ rằng thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu không có muỗi”.
Muỗi làm lây lan sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da và virus Zika. Kể cả những cá thể không mang mầm bệnh cũng khiến con người khó chịu vì tiếng vo ve. Vậy tại sao chúng ta không thể tiêu diệt muỗi hoàn toàn?
|
Muỗi đậu trên tay nhân viên phòng thí nghiệm tại Guatemala. Ảnh: CNN. |
Bên cạnh những tác động đến hệ sinh thái nếu một loài biến mất, “giết toàn bộ muỗi là điều bất khả thi, chuyện này chắc chắn không xảy ra”, giám đốc điều hành của chương trình kiểm soát muỗi North Shore Mosquito Abatement District là Roger S. Nasci cho biết. “Không một ai trong giới khoa học ngày nay ảo tưởng về việc xóa sạch muỗi”. Dù các quốc gia nỗ lực như thế nào, vẫn sẽ còn một quần thể muỗi nào đó sót lại rồi phục hồi. Trên thực tế, con người đã nhận những bài học trong quá khứ.
Những năm 1950 và 1960, châu Mỹ Latin tìm mọi cách để tiêu diệt muỗi vằn, loài truyền sốt vàng da, sốt xuất huyết, chikungunya cùng Zika. Tổ chức Y tế Pan American tung ra tất cả biện pháp bao gồm phun thuốc trừ sâu, loại bỏ thùng chứa nước trên quy mô lớn. Sau chừng ấy cố gắng, muỗi lại quay về nhờ “quá giang” trên những con tàu vận chuyển từ châu Á và châu Phi.
Ở Mỹ, người ta cũng thử dùng thuốc DDT để diệt muỗi, song Cơ quan Bảo vệ Môi trường nước này đã ra lệnh cấm lưu hành vì thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe. Bên cạnh đó, muỗi trở nên kháng DDT khiến thuốc mất đi hiệu quả vốn có.
Hy vọng lớn nhất là hạn chế số lượng muỗi để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Một biện pháp được các nhà khoa học hướng đến là phun vi khuẩn vào môi trường sống của muỗi. Muỗi ăn vi khuẩn sẽ chết do bị phá hủy niêm mạng ruột.
Một kế hoạch khác có thể thực hiện là sử dụng muỗi biến đổi gen. Muỗi đực được cấy gen độc hại rồi thả vào tự nhiên khiến quần thể muỗi không thể duy trì nòi giống. Nghiên cứu thử nghiệm tại Brazil và quần đảo Cayman cho thấy 80% muỗi vằn đã biến mất nhờ phương pháp này. Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử dụng muỗi biến đổi gen là tốn kém, phải thực hiện ít nhất một lần một năm nhằm kiểm soát số lượng muỗi và sẽ mất nhiều thời gian trước khi áp dụng rộng rãi.
Nói một cách ngắn gọn, trong lúc chờ đợi giới khoa học tìm ra cách thức hiệu quả chống lại muỗi, con người bắt buộc học cách sống chung với chúng. Mỗi người nên ý thức vệ sinh nơi ở, thoa thuốc chống côn trùng hoặc mặc áo dài tay để tự bảo vệ bản thân.
Minh Nguyên
Nguồn: VnExpress
Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…
Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…
Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…