Categories: Dinh dưỡng

Uống nước thế nào khi nắng nóng hơn 40 độ C

Nếu không biết cách dùng, những loại nước tưởng chừng giúp giải nhiệt vào mùa hè lại trở thành tác nhân gây hại đến sức khỏe.

1. Tại sao phải uống nhiều nước khi nắng nóng?

  • Làm đẹp da
  • Bù nước cần thiết cho cơ thể

Theo dược sĩ Bùi Ngọc Lan Hương, nước giúp giải nhiệt cho cơ thể. Khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bắt đầu xuất hiện làm nhiệm vụ điều tiết giúp cơ thể mát. Thiếu nước, cơ thể không đủ sức tản nhiệt sẽ dẫn đến trạng thái bị sốc nhiệt, choáng váng, ngất xỉu.

2. Loại nước nên uống vào mùa hè?

  • Nước ép trái cây tươi, rau củ, nước luộc rau, nước lọc, nước khoáng
  • Các loại nước ép từ rau củ, nước luộc rau, nước ngọt có ga
  • Nước lọc, nước khoáng, nước ép rau củ

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, nước ép trái cây, rau củ, nước luộc rau, nước lọc, nước khoáng đều rất tốt trong việc giải nhiệt cho cơ thể. Chúng giúp bù nước đồng thời cung cấp vitamin cho cơ thể vào mùa hè.

3. Loại nước không nên uống?

  • Các loại nước ép công nghiệp
  • Trà, cà phê

Theo bác sĩ Hải, các loại nước ép quả công nghiệp có nhiều đường, hàm lượng chất khoáng và vitamin ít không tốt cho sức khoẻ. Uống nhiều loại nước này cũng dẫn đến thừa cân, béo phì.

4. Loại nước nào sẽ giúp bạn đỡ khát hơn?

  • Nước đá, nước lạnh
  • Nước nóng, ấm

Uống nước nóng hoặc hơi ấm có thể bù đắp lại lượng nước đã mất một cách nhanh chóng, vì các đơn phân tử nước thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, làm giảm cơn khát nhanh hơn uống nước lạnh.

5. Ai có thể gặp nguy hiểm khi dùng nước đá, lạnh?

  • Người cao tuổi
  • Trẻ em

Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội) – khuyến cáo đối với người cao tuổi, nhất là những người có bệnh tim mạch, uống nhiều nước đá làm co rúm mạch máu não, cơn đau có thắt tim, ảnh hưởng sự vận hành của khí huyết trong cơ thể có thể gây tắc các động mạch dẫn đến tai biến mạch máu não, tử vong đột ngột do co thắt tắc mạch vành tim.

6. Tư thế uống nước tốt nhất?

  • Đứng
  • Nằm
  • Ngồi

Theo dược sĩ Bùi Ngọc Lan Hương, bạn nên ngồi uống nước. Với tư thế này, nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Ngồi uống nước cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.

7. Nên uống nước khi nào?

  • Chủ động uống ngay khi không khát
  • Khát mới uống

Bác sĩ Hải khuyến nghị bạn nên chủ động uống nước nhiều lần trong ngày, không nên uống một lần quá nhiều. Tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và có thời gian để thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể khi đang bị thiếu nước.

8. Có nên uống nước dừa để giải nhiệt khi vừa đi nắng về?

  • Nên
  • Không nên

Theo lương y Vũ Quốc Trung, nước dừa không phải loại đồ uống có thể dùng để uống khi đi nắng về vì dễ gây trúng gió. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, sốt.

9. Bà bầu có được uống nước sắn dây không?

  • Có, rất tốt
  • Không được uống

Theo lương y Vũ Quốc Trung, phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống được nước bột sắn dây. Uống nước sắn dây mát, rất tốt cho cơ thể nhất là khi đi ngoài trời nắng về.

Hà Thanh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago