Mặc dù, nước lá vối rất tốt trong điều trị bệnh gút, tuy nhiên, đó chỉ là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh.
Nước lá vối có khả năng trị bệnh gút
Nước lá vối hay còn gọi là trà vối là một thức uống được nấu bằng nụ hoặc lá vối
đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể sử dụng ngay khi còn tươi. Loại đồ
uống này rất thông dụng ở khu vực nông thôn, thậm chí là cả khu vực
thành thị đồng bằng Bắc Bộ.
Cựu
đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình,
Hà Nội) cho biết, uống nước từ lá, nụ vối có khả năng tiêu hóa thức ăn,
nhất là đối với những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. Do đó, nước vối có tác
dụng giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
Theo Đông y, lá vối
có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, khó tiêu.
Chất đắng trong lá vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất
tanin bảo vệ niêm mạc ruột. Tinh dầu trong lá vối có tính kháng khuẩn
nhưng không gây hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Cây
vối thường được lấy lá, nụ để nấu nước uống. Lá vối có hai loại: Lá vối
nếp và lá vối tẻ, có màu vàng xanh. Hoa vối thường nở thành chùm đan vào
nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống
với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng.
Vào khoảng thời gian trước đây, nhiều người đã tìm đến lá vối, nụ vối để đun nước uống với hi vọng chữa được bệnh gút. Theo lương y Bùi Hồng Minh, đây là hành động hoàn toàn có căn cứ.
“Bệnh
nhân bị gút là do ăn nhiều đồ béo ngọt, gây nên ứ đọng nhiều axit uric
trong cơ thể. Thêm vào đó, hệ thống đào thải, bài tiết không được tốt,
dẫn đến uric ứ đọng tại các khớp, gây nên tình trạng sưng, nóng đỏ, đau
khớp. Dùng thường xuyên nước lá vối có tác dụng điều trị bệnh tích cực,
làm tan uric, dễ dàng đào thải ra bên ngoài. Do đó, nước lá vối có tác
dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng
định.
Mặc
dù, nước lá vối rất tốt trong điều trị bệnh gút, tuy nhiên, đó chỉ là
một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu bệnh nhân bị gút suy nghĩ
rẳng chỉ cần uống nước lá vối là đủ thì hoàn toàn sai lầm.
“Bệnh
nhân bị gút không chỉ là do chế độ ăn uống mà có thể là bị tiểu đường,
gene, rối loạn lipid máu… Do đó, việc uống nước lá vối chỉ là một phần
trong công cuộc chiến đấu bệnh gút mà thôi”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng
định.
Ngoài ra, uống nước lá vối còn có tác dụng bình
ổn đường huyết lâu dài, hạn chế đường huyết tăng sau ăn ở bệnh nhân đái
tháo đường, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào
beta tuyến tụy, phòng tránh đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường.
Khi
kết hợp cùng một số vị thuốc khác, lá vối có khả năng chữa viêm đại
tràng mãn tính, đau bụng đi ngoài, chữa lở ngứa, chốc đầu, rễ vối sắc
uống có thể chữa viêm gan, vàng da.
Nước nhân trần có tác dụng bảo vệ sức khỏe gan
Là
một loại cây có nhiều tác dụng, giá thành tương đối rẻ, dễ tìm, dễ sử
dụng, nhân trần được sử dụng phổ biến cùng cam thảo có tác dụng thanh
lọc, làm mát gan. Đây chính là thức uống giải nhiệt quen thuộc trong
cuộc sống hàng ngày của nhiều người.
Theo lương y Bùi Hồng Minh,
trong Đông y, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh
nhiệt, lợi mật, có tác dụng chữa bệnh vàng da, tiểu tiện bất lợi, viêm
loét da do phong thấp. Không chỉ có vậy, nhân trần còn có tác dụng làm
tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan,
ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn,
giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.
Nhân trần khi kết
hợp cùng diệp hạ châu, cam thảo… sẽ tạo thành những bài thuốc chữa bệnh
sỏi mật, vàng da hoặc các bệnh do thấp nhiệt gây ra. Sử dụng nhân trần
kết hợp cam thảo làm nước uống hàng ngày có tác dụng nhất định vì nhân
trần lợi tiểu, cam thảo giữ nước nên mang lại sự cân bằng.
“Nhân
trần có tác dụng tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo
vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc
đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm”, lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Những lưu ý khi sử dụng nước vối, nước nhân trần
Mặc
dù đều là những loại nước uống đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, có tác
dụng hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, tuy nhiên, chúng ta nên
sử dụng có chừng mực.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, lá vối
tuy tốt cho sức khỏe nhưng những người quá gầy, sức khỏe bị suy nhược
thì không nên dùng lá, nụ vối. Khi đang đói không nên uống nước vối vì
nước vối có tính kích thích tiêu hóa mạnh.
Lá vối
tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh, sử dụng thường
xuyên, lâu dài có thể dẫn tới tình trạng hao huyết, tiêu diệt cả những
vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Do đó nên sử dụng loại lá đã ủ, phơi khô.
Khi sử dụng nguyên liệu khô cần được bảo quản tốt, vì nếu nhiễm nấm rất
dễ sinh bệnh cho cơ thể.
Ngoài
ra, khi uống nước vối không nên uống nước quá đặc, có thể gây khó chịu
đường ruột, nhất là trong những lúc bạn chưa ăn no. Bạn cũng không nên
uống quá nhiều nước vối vì có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết, chỉ nên
uống 1 ấm nước lá vối hoặc 1 ly nước lá vối mỗi ngày là được.
Với nước nhân trần,
nếu sử dụng làm nước uống hàng ngày, thường xuyên sẽ làm nhuận gan quá
mức. Gan tiết ra quá nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến
sẽ làm mất cân bằng các chất, sinh ra bệnh tật.
Phụ
nữ mang thai, không có bệnh lý gì về gan, không được bác sĩ chỉ định thì
tuyệt đối không được dùng nhân trần. Nhân trần dễ gây sinh tăng tiết
các tuyến trong cơ thể, khi sinh con xong, người mẹ có khả năng tiết ít
sữa cho con bú, thậm chí mất sữa hoàn toàn. Uống quá nhiều nhân trần
cũng có thể khiến cơ thể mất nước, không còn chất dinh dưỡng nuôi thai
nhi, khiến thai suy dinh dưỡng, thậm chí là thai chết lưu.
Người
già, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần thận trọng với đồ uống mát như nhân trần
vì chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ không ổn định, khả năng
hấp thụ kém hơn nên uống nhiều nước mát không tốt. Do đó, khi sử dụng
nhân trần làm nước uống, bạn cần sử dụng có liều lượng nhất định, không
quá 1 lít/ ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: TTOnline