Độc giả gửi câu hỏi tại đây
3 chuyên gia tham gia chương trình tư vấn gồm Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư, chuyên khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy; Phó giáo sư, tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, chuyên về thuốc Tây y; Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Bay, chuyên về Y học cổ truyền.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mãn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Người bệnh cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngưng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế.
Tại Việt Nam, căn bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 0,55% trong dân số và là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về khớp, gây nhiều hậu quả nặng nề.
Theo các bác sĩ, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực thì có thể làm chậm diễn tiến của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Người bệnh nên ăn uống điều độ, tập luyện, vận động các bài tập chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.
Với những trường hợp bị viêm cấp nên để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích người bệnh tập luyện ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp. Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp nên chủ động phòng ngừa và điều trị các biến chứng của điều trị, các bệnh kèm theo như viêm, loét dạ dày tá tràng.
Vào lúc 14h ngày 25/12, 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xương khớp sẽ tư vấn cho độc giả các biện pháp phòng tránh và điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp.
|
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư, chuyên khoa Nội Cơ xương khớp. |
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư hiện đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch hội Thấp Khớp học Việt Nam. Bà từng làm Trưởng khoa Nội cơ xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM và Phó chủ nhiệm bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM. Bà nhận hàm Phó giáo sư năm 2009. Ngoài khám chữa bệnh, bà cũng tích cực nghiên cứu nhiều đề tài khoa học về bệnh xương khớp và viết nhiều đầu sách chuyên ngành. Tham gia chương trình tư vấn, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư sẽ giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của độc giả cách phòng và điều trị các bệnh về khớp.
|
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Bay, chuyên về Y học cổ truyền. |
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Bay, chuyên về Y học cổ truyền, sinh năm 1952. Bà từng giữ nhiều cương vị như nguyên Trưởng Bộ môn Bệnh học khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược, Trưởng cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo nhân lực Y tế theo nhu cầu xã hội, Đại học Y dược TP HCM. Năm 1989, bà tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp một. Năm 1996, bà được phong hàm Tiến sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền, học hàm Phó giáo sư năm 2002. Bà từng viết và xuất bản nhiều cuốn sách như Nội khoa Y học cổ truyền, Ngũ quan Y học cổ truyền, Bệnh học và điều trị ngoại – phụ.
|
Phó giáo sư, tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, chuyên về thuốc Tây y. |
Phó giáo sư, tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức (sinh năm 1952) từng công tác tại Khoa Dược, Đại học Y dược TP HCM. Năm 1999, ông bảo vệ đề tài luận án “Nghiên cứu chitosan dược dụng và dẫn chất chitosan làm chất tạo phim dùng trong dược phẩm” tại Đại học Y dược TP HCM. Ông từng nghiên cứu nhiều công trình như “Quy hoạch thực nghiệm tìm điều kiện tối ưu bán tổng hợp một dẫn chất chitosan dùng làm chất tạo phim tan ở ruột”, “Bước đầu nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn Helicobacter pylori của chitosan“ đăng trên Tạp chí Dược học.
Nguyễn Linh
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…