Rất nhiều chuyên gia y tế đã công nhận rằng sự phát triển của kháng sinh và các liệu pháp kháng sinh khác được cho là thành tựu lớn nhất của y học hiện đại. mặc dù vậy, việc lạm dụng và sử dụng sai mục đích của kháng sinh đã dẫn đến kháng thuốc ở không ít chủng vi khuẩn và virus nguy hiểm ví dụ như Staphylococcus aureus kháng methicillin, Enterococcus kháng vancomycin và Enterobacteriaceae kháng carbapenem.
Thực tế, việc điều trị nhiễm trùng đã được thực hiện từ thời cổ đại, nhưng chắc chắn chúng không thể hiệu quả như cách điều trị bằng kháng sinh hiện đại. Tuy nhiên, trước tình hình vi khuẩn tỏ ra lì llờm hơn với hầu thế các loại kháng sinh thông dụng, không ít người đã đề nghị quay lại với những cách đối phó vi khuẩn kiểu truyền thống. Vậy việc xử lý nhiễm trùng trước khi kháng sinh phát triển trong những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào?
Máu, đỉa và dao
Chích máu đã được sử dụng như là một phương pháp điều trị phổ biến trong hơn 3.000 năm qua. Phương pháp này có nguồn gốc từ Ai Cập vào thời điểm khoảng năm 1000 TCN và được sử dụng cho đến giữa thế kỷ 20.
Thực tế, hầu hết các văn bản y tế từ thời cổ đại cho đến những năm 40 của thế kỷ trước đều ghi nhận chích máu đã được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh, đặc biệt là những viết thương có nguy cơ nhiễm trùng trong những cuộc chiến. Cuối năm 1942, Sir William Osler – một bác sỹ nội khoa có tiếng thời đó – đã đề cập đến phương pháp chích máu đối với điều trị viêm phổi trong ấn phẩm tái bản lần thứ 14 mang tên “Các nguyên tắc và thực hành y học”, cuốn sách giáo khoa ưu việt mang tính lịch sử của ngành y tế.
Phương pháp chích máu dựa trên một lý thuyết y học cổ đại cho rằng cơ thể con người sẽ có trạng thái thể chất tốt nhất nếu 4 chất dịch cơ bản gồm máu, đờm, mật đen và mật vàng có được sự cân bằng. Các trường hợp nhiễm trùng vốn được cho là do sự dư thừa của máu trong cơ thể, do đó máu phải được lấy từ người bệnh nhân để đảm bảo tính cân bằng đó.
Một trong những cách thức thực hiện phổ biến nhất là sử dụng dao để mổ một vết ở tĩnh mạch hoặc động mạch, nhưng đây không phải là cách duy nhất. Bên cạnh đó, giác hơi cũng là một phương pháp quen thuộc với những nền văn minh như Trung Quốc hoặc Việt Nam, khi đó các ly thủy tinh nóng được đặt trên da, tạo ra một chân không, phá vỡ các mạch máu nhỏ và làm chảy máu dưới da các vùng lớn. Thậm chí, một số thầy thuốc hồi đó còn sử dụng đỉa để hút máu cho dù cách này được đánh giá là khá ghê rợn.
Một điều khá kỳ lạ là mặc dù việc chích máu phải do các bác sĩ khuyến cáo và xác nhân nhưng công đoạn thực hành lại được thực hiện bởi các thợ cắt tóc. Thời đó, chích máu luôn được coi là một phương pháp chống nhiễm trũng rất hữu ích, ít nhất là đối với một số loại vi khuẩn xuất hiện trong giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng. Nhiều vi khuẩn cần sắt để nhân rộng, và sắt được vận chuyển trên huyết sắc tố, một thành phần của hồng cầu. Về lý thuyết, ít hồng cầu dẫn đến thiếu sắt để duy trì sự lây nhiễm của vi khuẩn.
Giang mai và thủy ngân
Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca thí dụ về bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh.
Mặc dù được chứng minh là một chất kịch độc, thủy ngân và không ít loại hóa chất khác đã được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng vết thương và bệnh giang mai. Điển hình như iodine, bromine và các hợp chất chứa thủy ngân được sử dụng để điều trị vết thương bị nhiễm trùng và hoại tử trong cuộc nội chiến Mỹ.
Đặc biệt, bromine được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng gây ra cảm giác rất đau đớn đối với binh sỹ khi bôi tại chỗ hoặc tiêm vào vết thương, thậm chí cách thức này có thể gây tổn thương mô. Những phương pháp điều trị này có tác dụng gây ức chế quá trình sao chép ADN của tế bào vi khuẩn, nhưng chúng cũng có thể gây tổn hại cho các tế bào bình thường của con người.
Thủy ngân và hợp chất của nó vốn được sử dụng để điều trị bệnh giang mai trong khoảng thời gianh từ năm 1363 đến năm 1910. Chúng có thể được dùng để đắp vào da, uống hoặc tiêm. Dĩ nhiên, thủy ngân là chất kịch độc nên các tác dụng phụ của nó gồm: viêm da, viêm niêm mạc, tổn thương thận và não, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, các hợp chất thạch tín như Arsphenamine cũng được sử dụng trong nửa đầu thế kỷ 20, mặc dù có hiệu quả nhưng tác dụng phụ gồm: viêm thần kinh thị giác, co giật, sốt, tổn thương thận và phát ban.
Rất may là vào năm 1943, loại kháng sinh đầu tiên của thế giới – penicillin đã thay thế các phương pháp điều trị này và hiện là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh giang mai ở tất cả các giai đoạn.
Thuốc hay trong vườn nhà
Trải qua nhiều thế kỷ, các loại thảo dược luôn được đánh giá là có khả năng điều trị các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhưng vẫn chưa có một đánh giá tổng quát thực sự thông qua các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát trên cơ thể người mà chủ yếu dựa vào kinh nghiêm sử dụng.
Một trong những hợp chất có nguồn gốc thảo dược dùng để điều trị nhiễm trùng nổi tiếng là quinine, được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét. Nó được tách từ vỏ cây cinchona có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Ngày nay chúng ta sử dụng một dạng tổng hợp của quinine để điều trị căn bệnh này. Trước đó, vỏ cây cinchona được sấy khô, nghiền thành bột và trộn với nước để uống. Việc sử dụng vỏ cây cinchona dùng làm thuốc để điều trị sốt đã được mô tả bởi các giáo sĩ truyền đạo trong những năm 1600, mặc dù có thể nó đã được sử dụng sớm hơn nhiều bởi những người bản địa.
Bên cạnh đó, hợp chất artemisinin, được tổng hợp từ cây Artemisia annua (ngải tây ngọt), cũng có khả năng điều trị sốt rét rất hiệu quả. Nhà khoa học người Trung Quốc, Tiến sĩ Youyou Tu, đã phân tích các tài liệu y học của Trung Quốc từ thời cổ đại để xác định rằng các chất chiết xuất từ cây Artemisia annua có tác dụng ức chế sự sao chép ADN của ký sinh trùng sốt rét ở động vật rất hiệu quả. Thậm chí, tiến sỹ Youyou Tu đã nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2015 cho việc phát hiện ra artemisinin.
Cuộc chiến chống vi khuẩn kháng sinh vừa mới bắt đầu
Trong khi không ít cách điều trị cổ điển tỏ ra hữu hiệu đối với vi khuẩn, việc lạm dụng kháng sinh vẫn tiếp diễn theo chiều hướng báo động khiến cho sự vượt trội của loại dược phẩm này bị biến mất hoàn toàn. Trong bối cảnh mà các loại vi khuẩn “nhờn” kháng sinh cướp đi mạng sống của 23.000 người trong tổng số 2 triệu ca nhiễm trùng mỗi năm tại Mỹ, cuộc đua tìm thấy một loại kháng sinh mới để giải quyết triệt để vấn đề này đã nổ ra và cũng thu được không ít tín hiệu tích cực ban đầu.
Tham khảo Iflscience
Nguồn: GenK
Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…
Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…
Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…