Đau bụng cấp tính là một chẩn đoán cấp cứu xảy ra đột ngột, tức thời và có ảnh hưởng cấp tính đến hoạt động của trẻ. Có thể phối hợp các triệu chứng của một nguyên nhân nội hay ngoại khoa.
Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến khám tại các cơ sở y tế
Nguyên nhân đau bụng có thể do một số bệnh lý tại ruột hoặc là do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa. Mức độ của bệnh, biểu hiệu lâm sàng rất đa dạng
Cần phân biệt đây là đau bụng cấp, đau bụng tái diễn, đau bụng nội khoa hay đau bụng ngoại khoa.
Đau bụng cấp tính là một chẩn đoán cấp cứu xảy ra đột ngột, tức thời và có ảnh hưởng cấp tính đến hoạt động của trẻ
Có thể phối hợp các triệu chứng của một nguyên nhân nội hay ngoại khoa
Tiếp cận bệnh nhân đau bụng cấp tính
Việc hỏi về tính chất cơn đau, cách xuất hiện cơn đau: ngày, giờ liên quan với bữa ăn, đột ngột hay từ từ, vị trí khu trú của cơn đau lúc bắt đầu xuất hiện, cường độ cơn đau: nặng làm trẻ phải thức giấc, ngừng chơi. Yếu tố làm tăng đau: đi lại, ho, hít vào sâu, đi tiểu, yếu tố làm giảm đau: nghỉ ngơi, nôn, sau ăn, tư thế giảm đau. Tiến triển cơn đau tức thời: giảm, tăng đau, không đổi, kéo dài liên tục, xen kẽ, từng cơn.
Đánh giá mức độ đau của trẻ
Các dấu hiệu kèm theo đau bụng
– Tình trạng toàn thân: sốt, mệt mỏi, chán ăn, sút cân
– Triệu chứng tiêu hoá: buồn nôn, nôn ra máu, rối loạn nhu động: táo bón, bí trung đại tiện, tiêu chảy (số lần, tính chất phân lỏng, có nhày có máu)
– Hô hấp: Sổ mũi, ho.
– Tiết niệu: Đái buốt, vô niệu, nước tiểu máu, sẫm màu.
– Thần kinh: Nhức đầu, rối loạn lưỡng tri
– Đau khớp, đau cơ
– Phát ban hoặc xuất huyết
– Dấu hiệu dậy thì: Có kinh lần đầu tiên
* Các thông tin khác
– Hoàn cảnh gia đình:
– Xung đột gia đình
– Các quan hệ xã hội của trẻ
– Trẻ đi học có khó khăn học tập
– Tiền sử: cơn đau bụng cấp tính hoặc tương tự như cơn đau của bệnh nhi trước đó, tiền sử phẫu thuật
KHÁM BỤNG
– Quan sát: xem có trướng bụng, sự di động của bụng, sẹo ở thành bụng
– Sờ bụng để đánh giá mức độ mềm mại, điểm đau khu trú, co cứng thành bụng, phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc
– Gõ bụng: bụng trướng, gõ đục vùng thấp, mất vùng đục trước gan
– Nghe bụng đánh giá nhu động ruột
– Kích thích thành bụng tìm dấu hiệu rắn bò, quai ruột nổi
– Thăm trực tràng
KHÁM TOÀN THÂN
– Cần khám toàn thân một cách hệ thống
– Các biểu hiện nhiễm trùng như da niêm mạc: da tái nhợt, vàng da, thiếu máu, xuất huyết, phát ban
– Đánh giá tình trạng sốc: mạch, huyết áp, refill, nghe tim
– Khám hô hấp: nhịp thở, nghe phổi
– Khám khớp: tìm ban xuất huyết khớp
– Khám tai mũi họng
PHÂN LOẠI ĐAU BỤNG CẤP
Phân loại theo nguyên nhân
– Đau bụng do nguyên nhân ngoại khoa
– Đau bụng do nguyên nhân nội khoa
– Đau bụng không xác định được nguyên nhân nội hay ngoại khoa cấp tính
Phân loại theo lứa tuổi: < 1 tuổi, 2-5 tuổi, 6-11 tuổi, vị thành niên
NGUYÊN NHÂN NGOẠI KHOA ĐAU BỤNG CẤP Ở TRẺ
– Viêm ruột thừa cấp tính
– Lồng ruột cấp tính
– Thoát vị bẹn nghẹt
– Các nguyên nhân gây tắc ruột, bán tắc ruột cấp tính: tắc ruột do giun, túi thừa Meckel, bã thức ăn
– Viêm phúc mạc tiên phát hoặc thứ phát
– Các nguyên nhân khác:
– Viêm loét túi thừa Meckel
– U nang buồng trứng xoắn, Tératome xoắn, túi máu tử cung do không thủng màng trinh
– Xoắn tinh hoàn
– Chạm thành bụng (có tiền sử chấn thương bụng)
NGUYÊN NHÂN NỘI KHOA ĐAU BỤNG CẤP Ở TRẺ
Đau bụng có sốt
– Viêm dạ dày ruột cấp tính: TCC, nôn, phân lỏng hoặc máu
– Viêm phổi thuỳ dưới phải: sốt cao, ho, đau ngực, CTM, chụp phổi
– Viêm hạch mạc treo: sốt, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
– Viêm gan do virus
– Viêm họng cấp (viêm họng, đau)
Đau bụng không có sốt
– Cần tìm các biểu hiện rối loạn tiêu hoá, nôn, phân
– Tiêu chảy , nôn => ngộ độc thức ăn
– Táo bón
– Nếu không có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá:
+Viêm mao mạch dị ứng (Schönlein Henoch)
+ Đau bụng giun
+ Viêm dạ dày tá tràng cấp tính, mãn tính
+ Loét dạ dày tá tràng
+ Sỏi mật
+ Sỏi thận
Đau bụng chưa xác định được nguyên nhân nội hay ngoại khoa
Nên cho trẻ nhập viện để theo dõi, xác định quy luật, đặc điểm của đau bụng, tiến hành khám bụng nhiều lần. Không nên sử dụng thuốc giảm đau, có thể làm các xét nghiệm sơ bộ như: Công thức máu, siêu âm, chụp bụng, nước tiểu. Kết thúc theo dõi khi có thể phân loại được nguyên nhân.
Phân loại đau bụng cấp theo lứa tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi – Co thắt ruột – Viêm dạ dày ruột – Táo bón – Nhiễm khuẩn tiết niệu – Lồng ruột – Xoắn ruột – Thoát vị bẹn nghẹt – Bệnh phình đại tràng (Hirschsprung’s disease)
| Trẻ 2-5 tuổi – Viêm dạ dày ruột – Viêm ruột thừa – Táo bón – Nhiễm khuẩn tiết niệu – Lồng ruột – Tắc ruột – Chấn thương – Viêm phổi thuỳ – Đau bụng giun – Viêm họng cấp – Viêm hạch mạc treo
|
Trẻ 6-11 tuổi – Viêm ruột thừa, Viêm phúc mạc – Giun chui ống mật, dị dạng đường mật – Viêm ruột hoại tử – Schönlein Henoch – Sỏi tiết niệu, NKTN – Viêm loét dạ dày tá tràng – Táo bón – Đau bụng cơ năng – Chấn thương – Viêm tụy cấp – Viêm hạch mạc treo
| Trẻ 12-18 tuổi – Viêm ruột thừa – Viêm dạ dày tá tràng – Táo bón – Đau bụng kinh – Viêm phần phụ – U nang buồng trứng – Túi máu tử cung do không có lỗ màng trinh – Vỡ u nang buồng trứng – Áp xe vòi trứng – Chửa ngoài tử cung.
|
CHẨN ĐOÁN ĐAU BỤNG CẤP TÍNH
– Chẩn đoán mức độ đau bụng cấp
– Chẩn đoán nguyên nhân
– Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán mức độ đau bụng cấp
– Mức độ nhẹ:
+ Hẹn khám lại và theo dõi
+ Đau âm ỉ, ít ảnh hưởng tới sinh hoạt, hoạt động của trẻ
+ Phối hợp với bệnh nhẹ, lành tính.
– Mức độ vừa:
+ Lưu theo dõi tại phòng khám
+ Đau bụng ảnh hưởng ít tới hoạt động sinh hoạt trẻ, nhưng gây khó chịu, quấy khóc
+ Phối hợp với triệu chứng nhiễm khuẩn
+ Có thể có tiền sử phẫu thuật bụng trước đó
– Mức độ nặng:
+ Cần vào viện theo dõi và điều trị cấp cứu
+ Đau nhiều, liên tục hoặc tuỳ cơn dày, trẻ quấy khóc la hét, ảnh hưởng nặng tới hoạt động bình thường của trẻ
+ Ảnh hưởng nặng tới tình trạng toàn thân
– Mức độ rất nặng:
+ Cần vào cấp cứu, điều trị tích cực
+ Đau liên tục, từng cơn gây sốc, hạ huyết áp, trẻ phải nằm tại giường
+ Kết hợp với một bệnh nhiễm khuẩn rất nặng
+ Trẻ kích thích vật vã, li bì, thờ ơ, suy thở
Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng cấp
– Hỏi và khám bệnh chi tiết, cẩn thận
– Phân loại đau bụng:
+ Nguyên nhân ngoại khoa
+Nguyên nhân nội khoa
+ Khi chưa thể phân định được => tiếp tục theo dõi cho tới khi có thể phân loại giữa nội khoa và ngoại khoa rõ ràng
Chẩn đoán phân biệt đau bụng cấp
– Để chẩn đoán phân biệt được nguyên nhân gây đau bụng cấp cần chú ý: Tính chất khởi phát cơn đau, vị trí đau, hướng lan của đau, tính chất cơn đau, các triệu chứng kèm theo đau bụng
Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân đau bụng cấp
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…