Categories: Truyền nhiễm

Triệu chứng chẩn đoán và biến chứng bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra. Bệnh có biểu hiện sốt, ho, viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng.

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra.

Bệnh có biểu hiện sốt, ho, viêm kết mạc và nổi ban đặc trưng.

Khi bị sởi, sức đề kháng cơ thể giảm sút nên dễ mắc các biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc-xin.

Tác nhân gây bệnh

– Virus sởi là thành viên nhóm Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae.

– Virus sởi có cấu trúc hình cầu, đường kính 100 – 250 nm và gồm 6 protein. Bên trong vỏ gồm chuỗi xoắn ARN và 3 protein. Vỏ bao bên ngoài gồm protein gắn 2 loại glycoprotein nhỏ lồi ra (hay còn gọi là các mấu).

Dịch tễ học

* Nguồn bệnh

– Bệnh nhân sởi là ổ chứa virus sởi.

– Virus sởi lây mạnh nhất từ một đến hai ngày trước khi có mọc sởi và tận 4 ngày sau khi có triệu chứng phát ban.

* Đường lây truyền

– Lây trực tiếp và dễ dàng qua đường hô hấp.

* Cơ thể cảm thụ

– Phần lớn là trẻ em. Trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng có miễn dịch thụ động do mẹ truyền và miễn dịch này tồn tại khoảng 4 – 6 tháng.

– Sau khi bị sởi trẻ thu được miễn dịch tương đối bền vũng với bệnh này.

* Phân bố bệnh và tỷ lệ mắc

– Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân.

– Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính vào năm 1997, trên thế giới có khoảng 36 triệu trường hợp mắc sởi trong đó có 1 triệu trường hợp chết. Hầu hết các trường hợp chêt đều là trẻ nhỏ sống ở các nước đang phát triển, chỉ có 10% là trẻ < 5 tuổi, còn lại là trẻ < 1 tuổi.

– ở Việt Nam có 11.942 trường hợp mắc sởi, tỉ lệ 15,18 trường hợp trên 100.000 dân năm 2001, chỉ có 3 trường hợp chết.

– Cỏc trưũng hợp tử vong do sởi toàn cầu đó giảm 48%, từ 871000 trưũng hợp năm 1999 xuống cũn 454000 vào năm 2004 nhờ cỏc hoạt động tiờm phũng qui mụ toàn quốc ở cỏc quốc gia và sự tiếp cận tốt hơn với dịch vụ tiờm chủng thường xuyờn cho trẻ.

Sinh bệnh học và giải phẫu bệnh

Virus sởi xâm nhập vào niêm mạc đường  hô hấp và lan theo máu đến hệ thống liên võng nội mô, từ đó xâm nhiễm vào các tế bào bạch cầu sau đó nhiễm trùng xẩy ra ở da, đường hô hấp và các nội tạng khác. Cả virus trong máu và virus ở tế bào đều phát triển. Tổ chức lympho đóng vai trò ức chế tạm thời miễn dịch tế bào và gây nên bệnh sởi. Nhiễm trùng mở đầu ở đường hô hấp với đặc điểm ho, chảy nước mũi, ít khi có biểu hiện viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi. Nguy cơ thường gặp ở đường hô hấp do hậu quả mất lông mao gây ra bội nhiễm vi khuẩn như viêm phổi hay viêm tai giữa.

Kháng thể đặc hiệu không phát hiện được trước khi ban xuất hiện. Miễn dịch tế bào (bao gồm tế bào độc T và có thể cả tế bào diệt tự nhiên) đóng vai trò ưu thế bảo vệ vật chủ và bệnh nhân là người thiếu hụt miễn dịch có nguy cơ bị sởi nặng.. Phản ứng miễn dịch đối với virus ở tế bào nội mô hay ở mao mạch da đóng vai trò đáng kể hình thành hạt Koplick (nội ban đặc trưng) cũng như dạng ban khác. Những cá thể thiếu hụt miễn dịch sẽ bị sởi nặng mặc dù mất các dấu hiệu ban trên. Kháng nguyên sởi đã được tìm thấy trong tổn thương da ở thời kỳ khởi phát của bệnh.

Biểu hiện lâm sàng

* Lâm sàng thể điển hình

Thời kỳ nung bệnh

– Thời kỳ này chừng 11 – 12 ngày. Trẻ sơ sinh phần nhiều kéo dài 14 – 15 ngày.

Thời kỳ khởi phát

– Chừng 4 – 5 ngày từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi.

– Biểu hiện đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long.

+ Sốt đột ngột 39 – 400C, ít khi sốt nhẹ, ở trẻ sơ sinh có thể có co giật.

+ Viêm long: là dấu hiệu đặc biệt thường gặp ở niêm mạc mắt, mũi.

. Viêm long niêm mạc mũi: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sau có thể có viêm thanh quản: ho khàn hoặc ho ông ổng.

. Viêm long mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt, viêm kết mạc đỏ, mi mắt sưng lên, có dử mắt.

– Khám miệng họng thấy các hạt Koplick. Các hạt này thường xuất hiện trên niêm mạc miệng phía má, quanh lỗ tuyến Sténon, màu trắng.

Thời kỳ toàn phát (Hay thời kỳ mọc sởi)

– Trước thời kỳ này các triệu chứng nặng hẳn lên, sốt có thể lên tới 400C, ho liên tục, có thể co giật, mê sảng.

– Sau đó thì ban xuất hiện: Ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn như nhung, hình tròn hay bầu dục, xung quanh ban có da bình thường. Ban mọc tuần tự từ đầu đến chân trong 3 ngày

– Trong khi mọc sởi sốt lui dần, khi ban mọc đến chân thì hết sốt nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.

Thời kỳ lui bệnh (hay thời kỳ bay ban)

– Ban bắt đầu bay sau khi sởi đã mọc khắp người.

– Ban bay tuần tự như lúc mọc.

– Sau khi ban bay để lại vết thâm trên da, trên mặt có phủ phấn trắng làm cho da trẻ giống vết vằn da hổ.

* Các thể lâm sàng đặc biệt

Sởi ở trẻ sơ sinh

– Rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi vì còn miễn dịch thụ động của mẹ truyền sang.

– Thời kỳ nung bệnh kéo dài 13 – 16 ngày.

– Sốt nhẹ, viêm long mắt mũi nhẹ, sút cân, tăng bạch cầu trong máu. Sau đó sốt cao 40 – 410C, da xám, lưỡi khô và viêm long mắt mũi rất nặng, thở gấp nhưng phổi bình thường.

– Thể bệnh này nặng dễ tử vong.

Sởi ác tính

– Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, dễ tử vong

– Biểu hiện

+ Suy hô hấp cấp

+ Rối loạn thần kinh nặng

+ Kèm theo rối loạn đông máu

 Sởi ở người lớn

– Bệnh sởi ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em.

– Người lớn có thể bị sởi do chưa bao giờ có miễn dịch hay miễn dịch quá ít do miễn dịch thu được bởi vac xin đã suy yếu nên kháng thể sinh ra ít không đủ để bảo vệ cơ thể.

Biến chứng

Được chia thành 3 nhóm liên quan đến vị trí thương tổn: đường hô hấp, hệ thống thần kinh trung ương và đường tiêu hoá.

* Biến chứng đường hô hấp

– Ở trẻ nhỏ viêm tai giữa thường gặp. Triệu chứng báo hiệu là trẻ vẫn sốt khi ban bay hoặc sốt lại sau khi ban sởi bay.

– Viêm thanh quản: trẻ có thể xuất hiện khó thở thanh quản cấp

– Viêm phế quản phổi: bội nhiễm vi khuẩn, có thể dẫn đến suy hô hấp.

– Viêm phổi có thể bị tiên phát do virus sởi hoặc bội nhiễm thứ phát do vi khuẩn: Liên cầu, Phế cầu, Tụ cầu và một số vi khuẩn khác.

* Biến chứng thần kinh

– Thường không có triệu chứng.

– Các biểu hiện chỉ là: sốt, đau đầu, chóng mặt, hôn mê, Động kinh chỉ gặp 1/1000 trường hợp. Thời gian xuất hiện biến chứng thường sau khi mọc ban hoặc vài tuần hoặc muộn hơn.

– Tiên lượng rất dè dặt, diễn biến nặng, tỉ lệ tử vong do não viêm cấp là 10%, số còn lại sẽ bị di chứng về tinh thần hay động kinh, rối loạn nội tiết, đái tháo nhạt.

Biến chứng thường gặp gồm

– Viêm não, màng não và viêm màng não- não và tuỷ

+ Khởi đầu sốt cao 39 – 400C với những biểu hiện thần kinh phức tạp.

+ Rối loạn tinh thần từ hôn mê đến lú lẫn, hôn mê có thể kéo dài quá 15 ngày mà bệnh nhân có thể khỏi được nếu không có rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng.

+ Các rối loạn khác như bẳn tính, trằn trọc, mê sảng, ảo giác, loạn hướng cũng hay gặp.

+ Các cơn co giật thường mở đầu, co giật toàn thân hoặc khu trú.

+ Ngoài ra có thể gặp đủ hết các biểu hiện thần kinh (liệt nửa người, liệt một chi, các dấu ngoại tháp: run, tăng trương lực cơ, múa giật, múa vờn, dấu tiểu não, cấm khẩu, liệt một dây thần kinh sọ, rối loạn cơ tròn v.v…). Đặc biệt là rối loạn phản xạ: mất hoặc tăng giật rung (clonus), dấu Babinsky cả hai bên, luôn thay đổi từng lúc.

+ Hội chứng màng não rõ rệt hơn. Dịch não tuỷ có thể có từ 10 đến 500 tế bào, phần lớn là lympho bào, albumin tăng không quá 1,5g/ lít, đường tăng 0,75g/ l trong quá nửa các trường hợp.

Các biến chứng hiếm gặp

– Viêm màng não nước trong đơn thuần

– Viêm tiểu não.

– Viêm tuỷ cấp

– Viêm thị thần kinh

– Viêm màng não mủ, áp xe não rất hiếm gặp

* Biến chứng đường tiêu hoá

– Viêm miệng: Viêm loét cả môi, miệng làm sốt và rối loạn tiêu hoá tới vài tuần đôi khi còn gặp cả viêm hoại tử ở miệng (bệnh noma-cam tẩu mã).

– Viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy cấp dẫn đến kiệt nước cấp.

– Vàng da hoặc tăng các men transaminase ít gặp.

* Các biến chứng hiếm gặp khác

– Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu sau nhiễm trùng, biến chứng vào mắt, gây loét giác mạc.

– Sau sởi có thể làm phát triển bệnh lao có sẵn hoặc xuất hiện bệnh lao ở những người suy giảm miễn dịch.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Phải dựa vào 3 yếu tố dịch tễ, lâm sàng và xác định virus sởi

Dịch tễ

– Chú ý khai thác bệnh nhân có tiếp xúc với bệnh nhân sởi trước đó không? Tại gia đình, nhà trẻ, trường học.

– Bao giờ cũng lưu ý đến tiền sử tiêm chủng vac xin của bệnh nhân, nếu chưa tiêm thì có nhiều khả năng mắc bệnh đó.

Lâm sàng

* Chẩn đoán bệnh sởi chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nhưng quan trọng là phải phát hiện được sớm ở thời kỳ khởi phát, để cách ly tránh lây lan. Các dấu hiệu lâm sàng lưu ý ở thời kỳ này gồm:

– Sốt đột ngột ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ kèm

– Viêm long kết mạc, đường hô hấp trên gây mắt đỏ, chảy nước mũi.

– Khám thực thể ở họng thấy dấu Koplick.

* Khi bệnh nhân đến viện muộn vào thời kỳ toàn phát chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng sau:

– Sốt đột ngột.

– Kèm viêm long đường hô hấp trên, mắt.

– Và biểu hiện ban kiểu sởi với các tính chất mô tả ở trên.

– Không thấy các triệu chứng khác nếu không xuất hiện biến chứng.

Các kỹ thuật chẩn đoán xác định

– Phân lập virus sởi từ dịch tiết đường hô hấp, nước hoặc các mô.

– Hoặc kỹ thuật huyết thanh chẩn đoán ở các thời kỳ cấp và lui bệnh.

+ Kỹ thuật ức chế ngưng kết chậm là thử nghiệm miễn dịch men (Enzyme immuno assay-EIA) thường nhạy cảm và dễ làm hơn. EIA được sử dụng phát hiện IgM đặc hiệu, chỉ cần dùng một mẫu cũng có giá trị chẩn đoán xác định. Kháng thể IgM được phát hiện trong 1 – 2 ngày sau khi phát ban và IgM tăng cao sau 10 ngày.

Chẩn đoán phân biệt:

Thời kỳ khởi phát

– Thường phải phân biệt với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm mũi họng, viêm thanh quản, phế quản phế viêm…

Khi sởi đã mọc (thời kỳ toàn phát)

Phải chú ý phân biệt với các nguyên nhân gây phát ban do virus khác hay do nguyên nhân không gây nhiễm trùng khác.

Các nguyên nhân phát ban do virus khác:

– ECHO 16 (Phát ban ở Boston 1951) có sốt trong 24 – 36 giờ, họng hơi đỏ, hết sốt thì nổi ban dát cục 1-2mm ở mặt, cổ, khắp người, sau vài ngày lặn hết không để lại dấu vết.

– Virus Coxsackie gây phát ban giống bệnh Rubella hơn sởi

– Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân (sốt cao, có ban nhất thời, nổi hạch toàn thân)

Phát ban do vi khuẩn và ký sinh trùng

– Liên cầu (gây bệnh tinh hồng nhiệt) sốt, đau họng, ban đỏ 1 – 2mm toàn thân

– Xoắn trùng

– Toxoplasma

– Rickettsia

Phát ban dị ứng thuốc

Thường dễ chẩn đoán, vì ban xuất hiện sau khi uống thuốc, ban đa dạng, cùng một lúc mọc toàn thân, có ngứa, ban sẩn, xét nghiệm máu có tăng bạch cầu ưa axít.

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago