Categories: Thuốc

Trái dừa nước nhuận sắc

Dừa nước trong Đông y gọi là du long thái, tên khoa học Nypa fruticans Murb thuộc họ Cau Arecaceae.

Cây dừa nước

Dừa nước trong Đông y gọi là du long thái, tên khoa học Nypa fruticans Murb thuộc họ Cau Arecaceae.

Người ta dùng dừa nước vào việc lấy lá để lợp nhà, lá đan làm rổ rá phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ cùng nhiều quốc gia lân cận. Đặc biệt là cuống hoa dừa nước (quài dừa) khi còn chưa nở hoa thường được trích lỗ hứng lấy nhựa để làm một thứ rượu mà người Philippin gọi là tuba hoặc để nhựa ấy tự lên men tạo thành một loại dấm nguyên chất. Mầm dừa nước non ăn được, những cánh hoa nở dùng làm trà hãm uống, cái dừa nước non được sử dụng làm các món giải khát. Dân trên đảo Roti và Savu còn cho lợn ăn dừa nước vào mùa khô để cho thịt lợn ngọt.

Trong mật dừa nước có độ đường rất cao nên sử dụng để lên men rượu cồn. Ví dụ như ở Philippin, 93% cồn và rượu, tức khoảng 90.000 lít, được sản xuất từ dừa nước. Thái Lan và Philippin dùng dấm dừa nước để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn tại các nhà hàng. Đường dừa nước ở Malaysia có mùi vị thơm ngon và là nguồn xuất khẩu.

Ở Việt Nam mới sử dụng trái dừa nước để ăn và làm chất đốt, số ít được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh chứng.

Theo Đông y, dừa nước có khí âm hàn, vị ngọt, tính mát, không độc, có công năng tăng cường khí lực, làm tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu rất tốt, nhất là khi sử dụng trong trị liệu cảm nắng, chảy máu cam, thổ huyết, đái dưỡng chấp, đái tháo đường… Những phương thuốc trị liệu tiêu biểu có vị thuốc từ dừa nước:

Thanh nhiệt, nhuận da: Dùng cùi quả dừa nước cùng nước đường, dầu chuối làm nước giải khát, mỗi lần uống 1 ly, ngày uống 2 – 3 lần. Cần uống một thời gian.

Trị viêm thận phù thũng: Du long thái khô 30 – 60g, rau má 12 – 16g, bông mã đề 10 – 12g, bồ công anh 12 – 16g, sắc lấy nước uống vào trước bữa ăn, ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml.

Đái dưỡng chấp, đái đục (kể cả viêm cầu thận cấp): Du long thái 30 – 40g sắc riêng lấy nước chia 2 lần uống trong ngày hoặc dừa nước 30 – 40g, tua rễ đa (lấy phần của rễ mọc phụ sinh từ cành) 20 – 30g, tỳ giải 15 – 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần/ngày, cần dùng 5 – 7 thang liền.

BS. Hoàng Xuân Đại

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago