Khỏe đẹp

Tìm hiểu về độ pH trên da, cân bằng pH để bảo vệ da bạn

Tìm hiểu về độ pH trên da, cân bằng pH để bảo vệ da bạn

Độ pH là một thang đo được dùng để xác định tính acid (acidic) hay tính kiềm (alkaline) của một sản phẩm hay một môi trường bất kỳ. Độ pH (Potential of Hydrogen) là một thang đo dùng để xác định tính kiềm, acid của bất kỳ sản phẩm hoặc môi trường nào. Độ pH có thể thay đổi theo thang đo từ 0 đến 14 và trung tính khi độ pH = 7. Độ pH càng thấp thì càng chứa nhiều acid, pH càng cao thì càng chứa nhiều kiềm.

Tính acid của da được phát hiện bởi Heuss vào năm 1892, được kiểm chứng bởi Schade và Marchonini vào năm 1928, hai nhà khoa học này đã nhấn mạnh vai trò bảo vệ của lớp màng acid có pH trong khoản 4,9-5,9. Độ pH của da đóng vai trò quan trọng đến đặc tính sinh lý của da, thành phần lipid lớp sừng, khả năng hydrat hóa lớp sừng, chức năng rào cản bảo vệ da, hệ vi sinh vật trên da. Ngoài ra, tính acid của da thúc đẩy quá trình sữa chữa lipid do tổn thương hoặc do tiếp xúc với aceton, natri lauryl sulfat và tình trạng viêm da kích ứng.

Nếu bạn duy trì được độ pH ở mức cân bằng thì lớp màng ấy vừa cân bằng độ ẩm tạo cơ hội cho vi khuẩn có lợi trên da hoạt động vừa bảo vệ làn da khỏi những tác động xấu của môi trường bên ngoài. Theo các nghiên cứu của chuyên gia, độ pH tự nhiên lý tưởng của làn da sẽ dao động từ 4,5 – 6.2.

Đặt biệt pH da thay đổi theo nhịp sinh học ngày đêm và theo mùa. Ví dụ: những vùng da như ống chân, cẳng tay và nách có độ pH cao khoảng 5,3 vào buổi chiều và thấp hơn khoảng 4,9 vào ban đêm. Trong mùa hè da mặt có giá trị pH da dưới 0,5 đơn vị so với thời điểm khác trong năm. pH còn quyết định môi trường sống của vi sinh vật trên da, tạo môi trường phát triển thuận lợi hay không thuận lợi cho các vi sinh vật. Thường nếu da bạn được duy trì ở mức độ cân bằng là 4,9-5,9 là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi cho da phát triển, còn nếu thấp hơn hoặc cao hơn khoảng đó sẽ tạo đều kiện cho các vi sinh vật gây lại cho da như vi khuẩn gây mụn.

Có một yếu tố là nhiệt độ da thường thấp hơn so với các vùng khác của cơ thể, da thường có tính hơi acid và khô ráo, trong khi đó hầu hết các vi sinh vật chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường trung tính và nhiệt độ trên 38oC. Vì vậy, môi trường da khô sẽ quyết định phổ vi khuẩn có trên da và mật độ của chúng trên da. Ngoài ra, còn có một số vi khuẩn thường trú giữ vai trò duy trì độ ph da giúp da phòng ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.

Điều gì xảy ra khi da mất cân bằng độ pH

Khi độ pH cao hay thấp hơn mức cân bằng tự nhiên thì lớp màng bảo vệ sẽ bị phá vỡ và làn da dễ dàng gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng:

– Độ độ pH quá thấp, làn da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông lớn và thường xuyên nổi mụn.

– Nếu độ pH cao vượt mức cân bằng thì làn da lão hóa sớm và có một số biểu hiện như da khô ráp, nếp nhăn xuất hiện.

– Da bị viêm nhiễm, sưng rát, mụn xuất hiện và dễ kích ứng cũng là vấn đề da gặp phải khi bị mất cân bằng độ pH.

– Lớp màng bảo vệ bị phá vỡ cũng khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đạt hiệu quả tối ưu.

pH sinh ra từ đâu

Tính acid của lớp sừng rất quan trọng đối với chức năng sinh lý và hệ vi sinh vật thường trú trên da, tuy nhiên tác nhân nào làm cho da có tính acid vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Có nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng đến ph của da như các tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết, cấu trúc giải phẫu vùng da đó, độ ẩm da, các kênh vận chuyển ion trên da, quá trình chuyển hóa sinh học trong cơ thể. Ví dụ acid lactic được sản xuất bởi quá trình acid hóa lớp bề mặt da; các sản phẩm chuyển hóa của các acid béo tự do, cholesterol sulfat, acid urocanic, acid pyrrolidon carboxylic cũng góp phần tạo nên môi trường acid của da. Ở kênh trao đổi chủ động kênh trao đổi Na+/K+, kênh trao đổi Na+/H+, kênh protein xuyên màng, trên da có vai trò acid hóa môi trường khoảng gian bào ở các lớp dưới lớp sừng, các acid béo tự do được sản xuất bởi men lipase của vi khuẩn và tuyến bã nhờn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính acid của da.

Lỗ chân lông có sợ kết hợp hoạt động của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi. Khi hai tuyến này hoạt động cân bằng, dịch bài tiết từ da bao gồm cả dầu và mồ hôi, tại lỗ chân lông thường có độ pH khoảng 5,5. Tuy nhiên, sự bít tắt gây ra bởi quần áo làm tăng đáng kể pH, độ ẩm, mật độ vi khuẩn trên da. Những yếu tố ngoại sinh như các sản phẩm tẩy rữa, mỹ phẩm, thuốc kháng sinh và kháng khuẩn đường bôi cũng góp phần làm thay đổi pH da, đặt biệt là các sản phẩm có tính chất làm sạch da như sửa rữa mặt. Sự thay đổi pH của da cũng liên quan đến các bệnh lý như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, bệnh vẩy cá, mụn trứng cá, nhiễm candia albicans…

pH ở da trẻ em cao hơn pH da người lớn, pH thay đổi tùy từng vùng da, pH ở mũi là thấp nhất, nói chung pH da thường thấp ở những vùng da có độ ẩm cao như vùng nách, bẹn, cùng sau gáy, kẻ ngón tay… Gần đây, nhiều nghiên cứu đa quốc gia cho thấy pH da mặt trong cánh tay được đánh giá trước và sau khi ngưng hoàn toàn việc sử dụng mỹ phẩm và tắm rửa trong 24 giờ, thì pH da giảm trung bình từ 5,12 đến 4,93. Nếu bạn tắm nước máy có độ pH khoảng 8 thì làn da cần hơn 4 tiếng để cân bằng lại pH. Nói chung pH của da và thành phần lipid của lớp sừng thay đổi tùy theo từng vị trí trên cơ thể, có chức năng điều hòa hoạt tính enzyme và chu trình tái tạo da.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến mất cân bằng độ pH

Độ pH của da có thể bị tác động bởi rất nhiều những thứ chúng ta thường xuyên tiếp xúc. Chúng có thể là những sản phẩm skincare chúng ta đang sử dụng, như: sử dụng sữa rửa mặt loại có chứa chất tẩy rửa cao hoặc chứa quá nhiều tính kiềm là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự thay đổi độ pH của làn da. Ngoài ra, độ pH của da bị mất cân bằng còn do một số nguyên nhân, như:

Tần suất chúng ta rửa mặt hằng ngày quá thường xuyên và nhiều lần

Sự ô nhiễm, bụi bẩn

Sự thay đổi về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm

Tiếp xúc với các loại hoá chất khắc nghiệt

Và kể cả những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, như đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ,v.v..

Để cân giữ được độ pH cân bằng cho da bạn cần phải hạn chế các nguyên nhân khiến chúng rơi vào tình trạng này.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago