Tiêu hóa

Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng khó tiêu chức năng

Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng khó tiêu chức năng (ROME IV-2016)

1.1. Chứng khó tiêu chức năng:

* Có 1 hoặc hơn các triệu chứng sau:

– Khó chịu do đầy bụng sau ăn.

– Khó chịu do ăn nhanh no.

– Khó chịu do đau thượng vị.

– Khó chịu do ợ hơi.

* Và: không có bệnh lý thực thể giải thích các triệu chứng trên

Các triệu chứng kéo dài 3 tháng gần nhất và xuất hiện ít nhất 6 tháng trước thời điểm chẩn đoán.

1.2. Thể đầy bụng sau ăn (PDS):

* Có 1 hoặc 2 triệu chứng xuất hiện ít nhất 3 ngày/tuần

– Khó chịu do đầy bụng sau ăn (ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày)

– Khó chịu do ăn nhanh no (không ăn hết khối lượng bình thường vẫn ăn).

Không có bằng chứng về các bệnh lý thực tổn, hoặc rối loạn chuyển hoá giải thích được các triệu chứng trên (phát hiện bằng các thăm khám thường quy, bao gồm cả nội soi)

Các triệu chứng kéo dài 3 tháng gần nhất và xuất hiện ít nhất 6 tháng trước thời điểm chẩn đoán.

* Lưu ý:

– Đau bụng sau ăn no, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn có thể xuất hiện.

– Có nôn cần tìm nguyên nhân khác.

– Nóng rát sau xương ức(heartburn) không phải là triệu chứng chứng khó triêu, nhưng thường đi kèm với PDS.

– Các triệu chứng nếu giảm khi đại tiện hoặc trung tiện thường không phải do chứng khó tiêu chức năng.

Một số bệnh lý tiêu hoá khác có thể xuất hiện cùng PDS như GERD, IBS.

1.3. Thể đau thượng vị (EPS):

* Có từ một triệu chứng xuất hiện ít nhất 1 lần/tuần:36

– Khó chịu do đau thượng vị (ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày). Và/hoặc

– Khó chịu do ợ hơi (ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày).

Không có bằng chứng về các bệnh lý thực tổn, hoặc rối loạn chuyển hoá giải thích được các triệu chứng trên (phát hiện bằng các thăm khám thường quy, bao gồm cả nội soi)

Các triệu chứng kéo dài 3 tháng gần nhất và xuất hiện ít nhất 6 tháng trước thời điểm chẩn đoán.

Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng khó tiêu chức năng

Tiêu chuẩn chẩn đoán chứng khó tiêu chức năng

* Lưu ý:

– Đau có thể tăng hoặc giảm sau ăn, hoặc có thể xuất hiện khi đói.

– Chướng bụng, đầy hơi sau ăn, buồn nôn có thể xuất hiện cùng lúc.

– Nôn kéo dài cần tìm nguyên nhân khác.

– Nóng rát sau xương ức (heartburn) không phải là triệu chứng chứng khó triêu, nhưng thường đi kèm.

– Triệu chứng đau cần không đạt đủ tiêu chuẩn đau do nguyên nhân đường mật.

– Các triệu chứng nếu giảm khi đại tiện hoặc trung tiện thường không phải do chứng khó tiêu chức năng

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Elthon – thuốc chữa đầy hơi, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích

Bác sĩ

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

8 hours ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

8 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

11 hours ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

3 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

3 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

3 days ago