Khỏe đẹp

Tiêm filler nâng mũi: cuộc chơi cần chọn sân chơi

Tiêm filler nâng mũi: những vấn đề cần quan tâm

Phát minh ra chất filler làm đầy là một cứu cánh tuyệt vời cho các chị em không muốn phẫu thuật. Filler làm đầy là một công dụng tuyệt vời ngày càng được ưa chuộng và có khả năng thay thế cho nhiều phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ cần tác động dao kéo. Sự đơn giản, nhanh chóng của phương pháp này là một ưu điểm tuy nhiên cũng chính vì điều này mà các spa, thẩm mỹ viện chui cũng ngang nhiên thực hiện việc tiêm filler làm đầy dẫn đến những hậu nghiêm trọng như mù mắt, hoại tử v.v. Có thể coi filler như một “cuộc chơi” vì sao? Chơi nhưng phải chọn “chỗ chơi” an toàn.

Tại sao lại nói à filler là một cuộc chơi?

Thứ nhất là những loại filler thông thường trên thị trường có thời gian tồn tại chỉ khoảng 6-9 tháng và bị tiêu biến nhanh chóng do tác dụng ức chế hyaluronidase nội sinh. Thứ 2 là bản chất của filler được tạo ra là một chất làm đầy không vĩnh viễn nên sẽ bị tiêu biến dần do tác dụng của men phân hủy nội sinh trong cơ thể. Điều này khiến tác dụng tạo hình của filler không kéo dài mãi mãi như so với việc làm phẫu thuật hoặc sử dụng chất làm đầy vĩnh viễn như silicone. Tuy nhiên, phẫu thuật luôn ít nhiều để lại biến chứng xấu, làm suy yếu hệ miễn dịch, silicone tồn tại quá lâu cũng gây ra những phản ứng phụ, phản ứng đào thải, đặc biệt là khi cơ thể bắt đầu bị lão hóa. 

Do đó, sự “có hạn” của filler lại hay ở chỗ đảm bảo tính an toàn, tránh biến chứng về lâu về dài. Mặt khác, khi cảm thấy không hài lòng hoặc không muốn tiếp tục duy trì tiêm filler thì bệnh nhân có thể chích giải dễ dàng hoặc chờ đợi filler tiêu biến đi từ từ mà không cần phải trải qua phẫu thuật đau đớn thêm một lần nữa.

Hiện tại theo như quảng cáo thì filler được sử dụng tại Dencos Luxury lại có sự kết hợp với các chuỗi peptide, làm chậm quá trình tiêu hủy mô đàn hồi như collagen, elastin, hyaluronic acid, giúp hiệu quả nâng mũi được duy trì lâu bền từ 1-2 năm tùy cơ địa.

Filler làm đầy trong thẩm mỹ nội khoa là một chất làm đầy không vĩnh viễn, với thành phần chính là nước muối sinh lí, cấu trúc tương tự như Hyaluronic Acid – một loại hạt ngậm nước tự nhiên trong cơ thể con người nên có mức độ tương thích khá cao, an toàn, nhẹ nhàng, thân thiện, không có tác dụng phụ. Đặc trưng của Hyaluronic Acid là tính háo nước, khi liên kết với nước sẽ trở nên nặng hơn để dễ dàng làm đầy hoặc tạo dáng. Hyaluronic Acid hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc ở các bộ phận chuyển động của cơ thể như khớp, hỗ trợ việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và điều chỉnh cân bằng nước trong da. 

Tác dụng của Filler trong thẩm mỹ

Trong thẩm mỹ làm đẹp, filler được ứng dụng đa dạng trong kỹ thuật làm đầy mô, có tác dụng đổ chặt, chèn lấp và vun đầy các mô rỗng, làm đồng đều và cân đối thể tích da. Nhờ đặc trưng này, filler có thể ứng dụng vào một số lĩnh vực thẩm mỹ như: Tạo dáng mũi, cằm, căng da, xóa mờ nếp nhăn….  

Chất làm đầy filler tạo dáng mũi, dáng cằm theo cơ chế nào?

Với cấu trúc gel bền vững, khi tiêm vào vùng nào, filler sẽ phát huy tác dụng ngay tại đó, không gây tràn ra xung quanh. Trong chỉnh hình mũi, cằm, khi được đưa vào vị trí đã đánh dấu, filler sẽ ngay lập tức đổ đầy, lèn chặt vào những khoang rỗng, đẩy mô da lên cao mà không đụng chạm đến cấu trúc xương. Nếu muốn chỉnh sóng mũi cao hơn, đầy hơn thì tập trung mũi tiêm ở vùng trung tâm sóng, chỉnh đầu mũi thon hơn thì tập trung cho vùng mũi. Tương tự cho vùng cằm.

Thời gian tiêm là bao lâu?

Một ca tiêm filler thông thường chỉ kéo dài khoảng 40 phút đến 1 tiếng đồng hồ (Đây là thời gian tính chung cho cả việc thoa kem tê khoảng 40 phút, còn riêng thời gian tiêm chỉ khoảng 15 phút).

Sau khi tiêm filler có gây biến chứng gì không?

Filler có tính chất nhẹ dịu, an toàn gần với cơ địa nên filler không gây biến chứng loại thải. Hợp chất gel mềm cũng không làm cứng đơ khuôn mặt nên sau khi tiêm khuôn mặt vẫn rất tự nhiên, hài hòa. Sau một thời gian tồn tại filler cũng tan đi nên không gây biến dạng về lâu dài. TUY NHIÊN

Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc: “Nâng mũi bằng filler đảm bảo an toàn phải được thực hiện theo quy trình, bác sĩ cần có tay nghề chuyên môn để đảm bảo an toàn cho người thực hiện. Lượng chất làm đầy đưa vào cơ thể phải đúng liều lượng, không được phép tiêm quá nhiều”.

Cũng theo bác sĩ Tú Dung, có rất nhiều cơ sở làm đẹp mập mờ trong việc sử dụng chất làm đầy để lừa dối khách hàng, họ sử dụng silicon lỏng hoặc filler kém chất lượng để tiêm vào mũi. Đó là lý do khiến nâng mũi bằng filler để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tiêm filler có để lại sẹo không?

Không. Sau khi điều trị, tại vị trí mũi tiêm filler đi vào có thể xuất hiện một vết chấm nhỏ ở người có cơ địa kém. Vết chấm này sẽ mờ dần và biến mất sau vài ngày (có thể che bằng cách trang điểm hoặc dùng thuốc, mỹ phẩm theo chỉ định của bác sĩ).

Mũi đã từng sửa có tiêm filler lại được không?

Có thể có hoặc không. Trên thực tế, mũi đã từng làm qua phẫu thuật nâng mũi vẫn có thể tiêm lại bằng filler. Tuy nhiên, trước khi tiêm cần lấy sụn mũi cũ ra cũng như cần thời gian để vết thương phục hồi. Đa số các trường hợp cần chờ đợi khoảng từ 6 tháng đến 1 năm mới có thể làm lại bằng filler. Cũng có trường hợp không thể tiêm lại vì mũi đã bị hoại tử, tổn thương nặng hoặc cấu trúc da mũi không đủ độ đàn hồi. Trường hợp tiêm lại được cũng khó đạt hiệu quả tạo hình như mong muốn vì cấu trúc mũi đã bị tác động xâm lấn trước đó. 

Mũi đã từng tiêm filler có thể phẫu thuật ghép sụn vĩnh viễn được không?

Có. Vì kỹ thuật điều trị và bản chất filler rất nhẹ và an toàn nên khi filler tan đi hết, bệnh nhân hoàn toàn có thể làm phẫu thuật cấy ghép sụn mới để duy trì vĩnh viễn. Mặt khác, trong trường hợp muốn làm nhanh hơn, bệnh nhân có thể được chích giải filler tại chỗ và đặt sụn mũi khoảng vài ngày sau.

Bị viêm xoang có tiêm filler được không?

Được. Bản chất việc tiêm filler chỉ tác động đến các khoang rỗng ở phía trên mô mũi và hoàn toàn không động chạm đến cấu trúc bên trong mũi nên không ảnh hưởng kể cả khi bị viêm xoang. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn, trước khi điều trị bệnh nhân sẽ được thăm khám kĩ lưỡng và hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc sau điều trị.

Tiêm filler có đau không?

Không. Trên thực tế, hiện nay trong các sản phẩm filler cũng có sẵn hoạt chất lidocain gây tê cục bộ để giảm bớt cảm giác đau và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp chịu đau kém thì trước khi tiến hành tiêm filler, bệnh nhân sẽ được bôi kem tê cẩn thận quanh vùng cần điều trị để giảm bớt cảm giác khó chịu. 

Kỹ thuật tiêm filler của bác sĩ có vai trò như thế nào?

Việc định hình dáng mũi không chỉ phụ thuộc vào chất liệu nâng mũi mà đặc biệt còn được quyết định bởi bàn tay của các bác sĩ. Kinh nghiệm và kĩ thuật điều trị của bác sĩ sẽ giúp filler được đổ đầy đúng vị trí khoang rỗng cần thiết, không bị sai lệch, đổ tại đâu làm đầy tại đó. Thao tác chỉnh sửa, định hình cố định tại một vị trí chính xác cũng như đảm bảo kĩ thuật tiêm không gây đau đớn cho bệnh nhân.    

Chăm sóc sau khi tiêm filler

– Uống nhiều nước để tăng hiệu quả làm đầy

– Không massage mạnh, không xông hơi nóng trong vòng 1 tuần đầu

– Hạn chế tiếp xúc, va chạm mạnh vùng mũi

– Tiêm nhắc lại theo định kì để duy trì hiệu quả dài lâu  

Việc lựa chọn tiêm ở đâu và ai là người thực hiện là vô cùng quan trọng trong thẩm mỹ. Bạn đừng tham rẻ mà biến thẩm mỹ thành tai họa.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago