Người xưa nói “ở hiền gặp lành” quả không sai!
Ông Cố, người Giang Tô, đang làm cho 1 công ty ở Thượng Hải, rất được ông chủ tin cậy. Trước ngày Lễ hội đua thuyền rồng diễn ra, ông được ông chủ điều đi phía Nam thu hồi nợ. Ông lên đường chỉ với 1 túi da trên người.
1. Cảm xúc từ vui mừng đến sợ hãi như sấm sét trên đỉnh đầu khi thu được tiền rồi bị mất
Công việc của ông đang rất thuận lợi, êm ả, trôi chảy. Đến trưa, ông đã thu được hơn 1 vạn 8 trăm đồng. Ông Cổ đi cả nửa ngày, phải nói liên tục nên cổ sớm đã khát khô, người mệt mỏi rã rời. Đúng lúc ấy, ông nhìn thấy quán trà “18 Phố” liền rẽ vào uống nhanh cốc trà rồi nhanh chóng trở về báo cáo với ông chủ để sớm được nghỉ ngơi.
Ông Cố về đến công ty mới phát hiện túi da đã biến mất. Sấm sét như đang nổ trên đỉnh đầu ông, mồ hôi ông tuôn ra như mưa. Ông sợ hãi, hoảng loạn đến nỗi không còn nhận thức được xung quanh. Ông chủ nhìn thấy bộ dạng bối rối của ông Cố, cộng thêm cách nói năng không mạch lạc nên cho rằng ông Cố đang nói dối. Ông chủ càng chửi mắng ông Cố thậm tệ, còn nói nếu không trả lại tiền sẽ đem ông đi gặp quan phủ.
Thời bấy giờ, hơn 1 vạn 8 trăm đồng là 1 số tiền rất lớn, đủ cho 1 người nếu không tiêu hoang phí có thể dùng cả đời. Ông Cố nếu bị đưa lên quan phủ, chắc chắn tội sẽ rất lớn. Nếu bị đưa lên quan phủ thì đời ông coi như xong, nhưng ông cũng không biết giải thích thế nào với ông chủ. Cảm giác bế tắc lúc này bao trùm, ông chỉ còn biết khóc lớn.
2. Tưởng rằng được đổi đời vì nhặt được túi tiền lớn nhưng ông đã nghĩ lại…
Một người Phố Đông, tên Nghĩa, cũng làm về giao thương với nước ngoài, bởi vì kém may mắn mà trắng tay. Ngày ấy ông định mua vé thuyền trưa để về quê nhưng vì thời gian lên thuyền còn sớm nên ông vào quán trà “18 phố” thưởng thức trà và suy nghĩ về chuyện tương lai.
Đúng lúc ông Cố bước ra thì ông Nghĩa bước vào quán trà. Ông Nghĩa đã ngồi đúng vị trí mà ông Cố đã ngồi, nhâm nhi cốc trà 1 lúc thì phát hiện bên cạnh có 1 túi da nhỏ, ông không suy nghĩ nhiều nên kệ nó và chậm rãi uống trà. Đến lúc phải đi ông Nghĩa mới đứng dậy cầm túi da lên, cảm thấy lạ sao túi da lại nặng thế ông mới mở ra xem. Lúc ấy ông ngạc nhiên vô cùng, hai mắt vo tròn nhìn những viên bạc lấp lánh ánh sáng bên trong túi da. Tất cả đều là bạc.
Ông Nghĩa liền thốt lên: “Mình thực sự phát tài rồi!”. Số tiền này có thể làm thay đổi cả cuộc đời nghèo khổ của ông.
Nhưng ông lại nghĩ: “Không được, tiền nhất định có chủ, tiền này mình không thể cầm. Nếu mình cầm thì chủ nhân của số tiền này nhỡ bị làm sao, thậm chí có thể liên quan đến tính mạng thì tội lỗi của mình làm sao mà bù đắp được”.
Ở thời đại bấy giờ người ta đều biết đạo lý “Không thể cầm tiền không rõ nguồn gốc” nên ông Nghĩa nghĩ trong lòng: Nếu hôm nay ông nhận được số tiền này thì ông phải có trách nhiệm trả về cho chủ, để vật về với chủ nhân của nó.
3. Trả lại người bị mất túi tiền, trở thành ân nhân cứu người lẽ ra phải treo cổ tự tử
Đến thời gian ăn trưa, quán trà chỉ có 8 – 9 người, nhìn sắc mắt của những người này không giống bị mất tiền, chỉ là bụng đói ngóng thức ăn mà đến thôi. Đợi một lúc, khách trong quán trà đều về hết, chỉ còn lại mình ông Nghĩa. Ông cố nhớ lại những người ông gặp từ khi vào quán… Đột nhiên, ông nhìn thấy 1 người sắc mặt trắng bệch chạy vào quán. Người đó chính là ông Cố, phía sau còn có 2 người khác. Vừa bước vào quán trà, ông Cố chỉ tay vào phía Ông Nghĩa ngồi rồi nói với 2 người còn lại: “Lúc đấy tôi ngồi ở đây này”, 3 người hướng mắt về phía ông Nghĩa thì thấy ông đứng dậy đi về phía họ.
Ông Nghĩa biết đoán chắc đây là người bị mất tiền, liền cười nhẹ nói với ông Cố: “Có phải các anh làm rơi túi tiền không?”. Ông Cố nhìn chằm chằm ông Nghĩa gật đầu hoài nghi. “Tôi đợi các anh lâu quá”. Ông Nghĩa liền cầm túi tiền lên đưa cho họ xem, ông Cố cảm động đến mức run rẩy lắp bắp nói: “Ngài chính là ân nhận cứu mạng tôi, không có ngài, hôm nay tôi chắc phải treo cổ tự tử rồi”.
Lúc ông Cố phát hiện túi tiền bị mất, muốn đi tìm lại lần nữa, biết rằng hi vọng tìm lại được tiền là rất mong manh nhưng đấy là việc duy nhất ông có thể làm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ông chủ sợ ông bỏ trốn nên không cho ông đi tìm. Ông Cố phải thuyết phục ông chủ rất lâu ông ta mới đồng ý cho ông đi tìm tiền. Nhưng ông ấy không cho ông Cố đi một mình mà gọi thêm 2 người đến đi cùng ông phòng trường hợp ông giở trò, bỏ trốn.
Sau đó ông Cố muốn dùng 5 đồng để cảm ơn ông Nghĩa nhưng ông Nghĩa không đồng ý. Ông Cố đổi thành 10 đồng ông Nghĩa vẫn không đồng ý. Cuối cùng ông Cố đưa ông nghĩa 100 đồng, lúc này ông Nghĩa rất tức giận và vẫn từ chồi nhận tiền.
Ông Cố cũng không biết làm thế nào để cảm ơn ông Nghĩa, chỉ biết nói: “Vậy tôi mời ngài uống vài ly rượu có được không?”. Ông Nghĩa vẫn kiên quyết từ chối. Cuối cùng ông Cố nói: “Sáng mai hẹn Ngài ở quán rượu, phía Nam, quẹo phải là đến, mời ân công đến uống rượu, không gặp không về.”, ông nói xong liền bước đi.
4. Cứu người chính là cứu mình
Sáng ngày thứ 2, ông Nghĩa thật sự có đến quán rượu. Ông Nghĩa vừa đến liền cuối đầu nói cảm ơn ông Cố: “Thật cảm ơn ngài hôm qua nhờ ngài làm mất tiền mà tôi còn giữ được mạng này”. Nói xong câu ông Nghĩa uống 1 hớp nước rồi nói tiếp: “Hôm qua, tôi mua vé thuyền về Giang Châu, lúc 1h chiều, bởi vì đợi các ngài đến lấy lại tiền mà tôi nhỡ chuyến thuyền đó. Lúc ra đến cảng mới biết, con thuyền ấy đi được nửa đường thì bị sóng đánh lật thuyền, cả 23 người trên thuyền đều bị chết đuối. Ngài nghĩ mà xem nếu tôi cũng ở trên thuyền thì không phải cũng chết rồi sao? Là ngài cứu mạng tôi!” Vừa nói ông vừa cúi đầu trước ông Cố. Cả 2 người đều rất xúc động cảm tạ lẫn nhau.
Khách khứa trong quán rượu nghe thấy vậy đều rất ngạc nhiên. Họ đều tán thưởng hành động của ông Nghĩa, nhờ ông mà 2 mạng người được cứu sống.
Còn hôm trước sau khi 3 người nhận được tiền rồi về nhà kể lại với ông chủ, ông chủ cũng rất kinh ngạc nói: “Người tốt như thế hiếm gặp lắm” nên ông nhất định muốn gặp mặt ông Nghĩa 1 lần.
Sau đó 2 người gặp nhau có nói chuyện với nhau rất lâu rồi dần trở nên thân thuộc. Ông chủ nhận ông Nghĩa về công ty quản lý toàn bộ sổ sách công ty của mình. Vài tháng sau, ông chủ gả con gái mình cho ông Nghĩa và giao toàn bộ quyền quản lý kinh doanh cho ông.
Về sau người ta đều ca ngợi tấm lòng của ông Nghĩa. Ông là một con người chính nghĩa không bị tiền làm mờ mắt mặc dù đang trong cảnh cơ hàn, một con người đầy liêm khiết cộng đức hạnh. Tiếng lành của ông đồn xa khiến nhiều thương gia tìm đến ông bàn chuyện làm ăn. Việc làm ăn của ông ngày càng phát đạt. Rồi từ đó ông trở thành triệu phú ở địa phương mà ông đang sinh sống.
Câu chuyện này muốn nói với chúng ta một đạo lý “Ở hiền gặp lành” luôn tồn tại trên thế gian này. Khoảnh khắc người ta quyết định theo thiện hay ác là khoảnh khắc người ta quyết định tương lai chính mình!
Video: Cho đi Và Nhận Lại
Ngọc Mẫn
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…