Các bài thuốc cổ truyền xem cá chép là một vị thuốc tốt cho phụ nữ. Cụ thể, cá chép được dùng trong những trường hợp phong hàn, bệnh tiêu hóa, bài tiết, được dùng cho bà bầu và phụ nữ mới sinh để bồi bổ khí huyết, an thai, chữa phù thũng, ứ huyết và có tác dụng thông sữa. Dân gian còn có lời đồn rằng bà bầu ăn cá chép nhiều thì con sẽ có da trắng, môi đỏ. Đó là lý do các mẹ bầu thường được gia đình tẩm bổ bằng rất nhiều món ăn từ cá chép. Nhưng trong điều kiện hiên nay, khi người dân đã có điều kiện kinh tế tốt hơn, các mẹ bầu có thể tìm mua hàng trăm loại thực phẩm khác nhau thì cá chép có còn là món ăn không thể thiếu? Để trả lời câu hỏi này, trước hết hãy cùng khám phá giá trị dinh dưỡng của cá chép và so sánh nó với các loại thực phẩm khác.
Cá chép có phải là thực phẩm kỳ diệu của mẹ bầu?
Có gì trong cá chép?
Mỗi khẩu phần 100g cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt. Trong khi đó, một khẩu phần cá hồi cùng trọng lượng có thể cung cấp đến 206 calories, với chỉ 63mg cholesterol và chứa 23g protein. Một loại cá khác rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt là cá lóc, với mỗi 100g sẽ cung cấp 122 calories, 21g protein. Qua một vài so sánh nhỏ, có thể thấy rằng hàm lượng dinh dưỡng trong cá chép không nổi bật hơn những loại cá khác.
Cá chép và chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu
Lượng năng lượng hàng ngày mà các mẹ bầu cần trong tam cá nguyệt đầu tiên là 1800 calories, trong tam cá nguyệt thứ hai là 2200 calories và trong tam cá nguyệt cuối là 2400 calories. Với chế độ ăn uống rất đa dạng hiện nay, mẹ bầu có thể thu được lượng năng lượng cần thiết qua nhiều món ăn khác nhau như cơm, bánh mì, thịt, trứng, sữa… Cá chép có thể là một trong số những lựa chọn đó và không cần bổ sung liên tục.
Trong trường hợp bà bầu ăn cá chép như một bài thuốc an thai hay bồi bổ, mẹ nên được sự tư vấn của các bác sĩ y học cổ truyền để biết chính xác liều lượng và cách kết hợp các nguyên liệu. Điều này không chỉ giúp mẹ đạt được hiệu quả cao nhất mà còn tránh việc ăn quá nhiều một loại thực phẩm dẫn đến chán ăn và không bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
>> Tham khảo thảo luận có liên quan từ cộng đồng:
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…