Categories: Tin tức

Thiếu nữ 17 tuổi tiêm chất làm đầy khiến mũi hỏng mũi

Chỉ sau 2 ngày được tiêm chất làm đầy, mũi của cô gái Quảng Ninh bầm tím, bác sĩ xác định cánh mũi trái bị hoại tử không thể phục hồi nên phải phẫu thuật ghép da.

Cô gái trẻ đến một thẩm mỹ viện tại Hà Nội để tiêm chất làm đầy mong muốn mũi cao, thon hơn. Cô được tiêm 3 mũi chất làm đầy (filler) của Hàn Quốc ở dọc sống mũi với giá 3 triệu đồng. Ngay sau tiêm, có một đường trắng xuất hiện từ gốc mũi chạy dài lên trán bệnh nhân. Sang ngày thứ 2, vệt trắng chuyển dần sang đỏ tím rồi lan xuống bao trùm toàn bộ đầu mũi, đau rát.

Theo giáo sư Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội), cô gái trẻ đến viện khám trong tình trạng toàn bộ cánh mũi trái bị hoại tử, bọng nước xuất hiện nhiều ở tháp mũi và đầu mũi. Các bác sĩ đã can thiệp lấy hết phần chất làm đầy, điều trị thương tổn. Một tháng sau bệnh nhân sẽ phải ghép da vì vùng hoại tử cánh mũi trái không thể phục hồi.

Filler là chất làm đầy có hoạt chất sinh học, Bộ Y tế cho phép sử dụng một số ít cho mục đích thẩm mỹ. Chúng có cấu tạo từ axit hyaluronic, một thành phần nằm trong da người. Chất này được tiêm vào dưới da sẽ thấm hút nước phồng lên tăng thể tích, có tác dụng làm căng bề mặt da, cho làn da bóng, đẹp nên sử dụng để nâng mũi, căng ra mặt, bơm môi, làm cằm… Khoảng 12 tháng sau tiêm, chất làm đầy đào thải ra ngoài và phải tiêm lại nếu muốn duy trì kết quả thẩm mỹ.

Một chất lạ như filler đưa vào cơ thể có thể gây phản ứng như dị ứng, viêm. Nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc có thể để lại hậu quả cho sức khỏe và thẩm mỹ. Trên thị trường có nhiều nguyên liệu bơm đầy môi không rõ nguồn gốc như collagen kém chất lượng, collagen làm từ da trâu (còn gọi là keo da trâu). Những chất này được tiêm vào cơ thể ngay dưới da có thể nhanh chóng đông cứng và vón cục. Silicon lỏng cũng được cảnh báo khi vào cơ thể sẽ đóng cục tại chỗ, thậm chí lan đến nhiều nơi trên cơ thể mà khó lấy hết và dễ gây viêm nhiễm. Tiêm các chất làm đầy không đảm bảo chất lượng, trôi nổi, không đảm bảo vệ sinh có thể gây bội nhiễm nhiễm trùng vùng tiêm.

Hiện Hà Nội có hơn 30 cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ và hàng trăm spa chăm sóc sắc đẹp. Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng nhiều. Nhiều người không đến các cơ sở uy tín mà ham “của rẻ” để làm đẹp gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

>> Xem thêm:

Kiều nữ Hà Nội trở thành thảm họa phẫu thuật thẩm mỹ
Hot girl Hà Nội biến dạng mặt vì cắt lúm đồng tiền

Hà An

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

12 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago