Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho một sức khỏe tốt. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt và cách có thể tăng lượng sắt một cách tự nhiên.
Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, bổ sung sắt bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch cùng với vitamin C thường là cách nhanh nhất để nâng cao nồng độ sắt của cơ thể.
Sắt cần thiết để sản xuất hemoglobin trong tế bào hồng cầu, giúp hồng cầu mang oxy đến các cơ quan và các mô khác của cơ thể. Thiếu sắt sẽ làm rối loạn quá trình này, lượng oxy cung cấp không đủ có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khó thở trong các hoạt động thể chất.
Trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu và sau đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào các xét nghiệm máu của (bao gồm nồng độ hemoglobin, số lượng hồng cầu, v.v.), bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn thực phẩm giàu sắt và thực phẩm giàu vitamin C thay vì kê ngay đơn bổ sung sắt. Trong trường hợp thiếu nặng, có thể cần truyền máu.
Những loại thực phẩm nào có thể giúp nâng cao lượng sắt của cơ thể?
Điều quan trọng là phải có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất để tránh bị thiếu hụt. Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, hãy tìm thực phẩm giàu sắt, vitamin C, vitamin B12 và folate.
Các nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm:
Rau chân vịt
Cải xoong
Cải xoăn
Nho khô
Quả mơ
Thịt
Gà
Bánh mì và ngũ cốc tăng cường chất sắt
Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin C bao gồm:
Bưởi
Cam
Táo
Trái kiwi
Dâu tây
Mận
Cà chua
Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 bao gồm:
Thịt
Gà
Cá
Trứng
Bánh mì, mì ống, gạo và ngũ cốc tăng cường
Nguyên nhân nào gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt?
Thiếu máu do thiếu sắt gây ra do mất sắt trong cơ thể thông qua:
Mất máu, có thể do:
Kinh nguyệt nhiều
Loét dạ dày
Thoát vị
Ung thư đại trực tràng
Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID)
Thiếu sắt trong chế độ ăn uống
Không có khả năng hấp thụ sắt do rối loạn đường ruột hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột. Sự hấp thụ sắt từ thức ăn đầu tiên xảy ra ở ruột non, sau đó được chuyển vào máu. Rối loạn đường ruột, chẳng hạn như bệnh celiac, cản trở quá trình hấp thu này. Phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột cũng làm giảm khả năng hấp thụ đủ sắt của co thể.
Các giai đoạn tăng nhu cầu sắt, chẳng hạn như mang thai và cho con bú, cũng có thể góp phần gây ra tình trạng thiếu sắt. Nếu không được cung cấp đủ chất sắt, phụ nữ mang thai thường bị thiếu máu do thiếu sắt. Chảy máu nhiều sau khi sinh con cũng có thể gây thiếu máu.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Những người có nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu do thiếu sắt tăng lên bao gồm:
Phụ nữ bị mất sắt do mất máu do kinh nguyệt hàng tháng.
Trẻ sinh non và trẻ sơ sinh không được cung cấp đủ chất sắt từ sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt cao hơn.
Những người ăn chay có nhiều khả năng bị thiếu chất sắt nếu họ không nhận đủ chất sắt từ các nguồn thực phẩm khác ngoài thịt. Những người hiến máu phải luôn nhớ bổ sung lượng sắt dự trữ bằng cách ăn một chế độ ăn uống giàu chất sắt.
Yhocvn.net (theo MedicineNet)
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…