Categories: Sức khoẻ

Thiền định giúp giảm chóng mặt

Thiền định mỗi ngày là giải pháp tuyệt vời giúp giảm chóng mặt

Chóng mặt là một triệu chứng gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, chỉ với biện pháp thiền định mỗi ngày, chúng ta có thể dần dần tạm biệt triệu chứng khó chịu này.

Triệu chứng chóng mặt đôi khi chỉ là cảm giác mất thăng bằng, xây xẩm trong vài giây rồi biến mất hoặc cũng có thể kéo dài và kèm theo đau đầu hay nôn. Do đó khi bị chóng mặt nhẹ, người bệnh thường chủ quan và khiến triệu chứng này ngày càng kéo dài và thường xuyên hơn.

Những nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt khi thay đổi tư thế có thể là vấn đề ăn uống, thiếu ngủ hoặc căng thẳng. Chóng mặt thường gặp nhất ở những người có bệnh lý cao huyết áp, các bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ trung niên.

Điều cần lưu ý đầu tiên khi bị chóng mặt không phải là tìm cách chữa trị mà là lưu ý vấn đề sinh hoạt, tránh những tác nhân sẽ khiến bạn chóng mặt hay tai nạn như thay đổi tư thế đột ngột, các hoạt động mạnh khiến bạn mất thăng bằng… Và cuối cùng là lập cho mình một kế hoạch để điều trị chóng mặt và cải thiện sức khỏe.

Với tác dụng điều hòa khí huyết và làm dịu tinh thần và giúp xoa dịu căng thẳng, bài tập thiền sau đây sẽ giúp bạn khắc phục triệu chứng chóng mặt hiệu quả.

Thiền định với các bài thiền thở là bài tập cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Bài tập này sẽ rất phù hợp để bạn áp dụng và việc chữa chóng mặt. Để tập luyện, bạn sẽ phải chú tâm cho việc hít vào, thở ra; chú tâm dõi theo từng luồng thở và biết được nơi nó đang đến.

Thời gian tập: Lúc đầu tập 10 phút, sau đó tăng lên 15 phút và cuối cùng là 20 phút.

Cách tập:

1. Ngồi xếp chéo chân, thư giãn cơ thể. Đặt hai tay ở tư thế nghỉ, tạo với thân một góc 90o. Yên lặng hít vào và thở ra qua mũi. Cảm nhận sự chuyển động của mỗi hơi thở khi nó di chuyển.

2. Hãy chú ý vào hơi thở của bản thân, nhận ra sự thay đổi của nó rồi cảm nhận sự thay đổi của tâm thức bạn.

3. Khi cảm thấ tâm bạn bắt đầu xao động, hãy nhẹ nhàng từ từ đưa nó trở lại và tập trung vào hơi thở.

4. Bắt đầu đưa luồng thở vào các vùng của cơ thể mà bạn cảm giác hơi thở chưa chạm đến. Bạn có thể tưởng tượng bản thân là một hòm chứa và cố gắng đưa luồng thở đến từng ngõ ngách, ví dụ như khung xương chậu. Lưu ý: Để hơi thở đi theo ý thức của bạn, từ từ và không gò ép.

5. Xả thiền, bạn lắc các ngón tay, ngón chân rồi duỗi thẳng chân, tay.

Ngay sau khi luyện tập, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể, đầu óc trỡ nên nhẹ nhàng hơn và cảm thấy giảm hẳn chóng mặt. Để hiệu quả hơn, bạn nên luyện tập mỗi ngày và kết hợp với các biện pháp giảm chóng mặt khác.

Lời khuyên là hãy xây dựng cho mình những thói quen tốt, ăn uống lành mạnh và suy nghĩ lạc quan. Nếu thực hiện được như vậy, không những triệu chứng chóng mặt mà ngay cả những bệnh khác cũng dần dần khỏi. Bạn sẽ có một sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn mà ai cũng mong ước.

Yhocvn.net (Theo SKĐS)

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago