Chỉ vì lợi nhuận để giúp sản phẩm tươi ngon bắt mắt, không hư tổn mà nhiều người buôn đã đánh mất lương tâm của mình và tẩm độc vào những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày để trục lợi. Hiện nay, không chỉ thực phẩm Trung Quốc mới phổ biến mà ở Việt Nam sự việc như thế cũng đã quá quen thuộc.
Một bà nội trợ chia sẻ: “Là một người nội trợ chăm lo từng miếng ăn cho gia đình mình, mỗi ngày nghe ra rả đủ các loại thực phẩm bẩn, gây ung thư suy thận riết em ngao ngán quá các chị ạ.
Như bạn bè em nhà nào có người thân ở quê đều nhờ gửi thực phẩm sạch nhà tự trồng, hoặc nuôi để ăn. Năm ngoái mẹ chồng em nuôi con lợn để dành tết ăn cho an toàn. Vậy đó chẳng lẽ bây giờ phải trở lại cái thời tự cung tự cấp hay sao.
Ở quê có vườn, có ruộng còn có thể làm vậy nhà thành phố chật hẹp làm sao đây…
Đã vậy hôm qua xem FB thấy mấy bạn share quá chừng về vụ hơn 1 nghìn tấn cá khô ở An Giang bị tiêu hủy do nhiễm chất cấm Trichlorfon vốn được dùng trong sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng để bảo quản cá khô khiến nhiều người tiêu dùng choáng váng.
Được biết các cơ sở sản xuất khô thường cho hóa chất này vào để tẩm ướp giúp khô không bị mốc, ruồi bu gì cả, thậm chí để cả năm ăn vẫn tốt.
Hèn chi mấy lần đi mua khô em đều ngạc nhiên vì thấy tất cả các sạp khô ở chợ An Đông đều không có con ruồi nào bâu, hỏi thì người bán trả lời ruồi rất sợ cái chất trong khô, nhưng em không biết đó là chất độc này.
Rồi khi mua khô người bán còn đảm bảo chắc nịch, khô này không bao giờ bị thối, móc meo gì cả, để cả năm cũng không hư.
Vừa rồi báo chí đưa tin, các chủ sạp, hoặc cơ sở làm khô vì muốn giữ khô được lâu họ chỉ cần sử dụng hóa chất Trichlorfon mua ở chợ Kim Biên, rồi pha khoảng 5 muỗng cà phê hóa chất với 10 lít nước và ngâm tất cả khô vừa mua vào khoảng 20 phút, sau đó vớt ra rồi đem phơi nắng.
Sau khi phơi xong, chỉ việc bày bán và người bán yên tâm sẽ bảo quản được hơn 1 năm thì không sợ hư“.
Trichlorfon là một loại hóa chất hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu và diệt các côn trùng như gián, dế, rệp, bọ chét, ruồi… Chất này còn được áp dụng trong chăn nuôi để kiểm soát ký sinh trùng của cá trong môi trường nước với dung lượng được chỉ định. Đây là một loại thuốc bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ đã bị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản từ ngày 17.3.2009.
Trichlorfon có độc tính cao, dễ dàng hấp thụ qua da, có thể gây dị ứng nặng cho da và các cơn co thắt cơ bắp bất thường. Nếu hít phải chất độc này, nguy cơ chảy máu mắt, mù lòa, suy thận thậm chí tử vong . Sau khi tiếp xúc với hóa chất này, cơ thể sẽ bị phản ứng trong vòng từ vài phút cho đến 12 giờ.
Người nhiễm độc nặng chất Trichlorfon sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, nói líu lưỡi, mất phản xạ, suy nhược, mệt mỏi … Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bài tiết không chủ động, rối loạn tâm thần, nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật và hôn mê, suy hô hấp, dẫn đến tử vong.
Theo ông Trần Văn An – uỷ viên Ban chấp hành Hội Hóa học TP.HCM: “Không phải loại khô cá nào cũng chứa hóa chất độc hại, nhưng khó để xác định trong đó có dư lượng vượt mức hay không nếu chỉ nhìn bằng mắt, sờ bằng tay. Cơ quan chức năng các cấp cụ thể cần phải siết chặt trong kiểm tra, quản lý và xử lý nghiêm. Đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân”.
BS Ngô Dũng Cường – trưởng khoa Cấp cứu hồi sức chống độc, Bệnh viện Đa khoa Triều An cho biết, thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc Trichlorfon từ cá khô, thuốc diệt cỏ, ngộ độc quá liều thuốc và methanol trong rượu giả. Về ngộ độc hóa chất thì mỗi loại hóa chất đòi hỏi phương pháp xử lý khác nhau. Cách phổ biến nhất để sơ cứu nạn nhân ngộ độc hóa chất ngay tại chỗ là gây nôn.
Tuy nhiên, Trichlorfon là chất có thể bay hơi nên gây nôn không phải là giải pháp tốt vì nạn nhân vẫn có thể hít dạng khí của chất này ngược vào cơ thể. Cách tốt nhất là đưa người bệnh đến bệnh viện sớm nhất để được súc dạ dày và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm có giải pháp điều trị tối ưu.
BS Cường cũng lưu ý, khi sơ cứu ngộ độc bằng cách gây nôn, uống nhiều nước muối là một cách khá dễ làm. Tuyệt đối không tự ý móc họng, làm nôn khi nạn nhân đã bất tỉnh. Vì khi mê man, thực quản có phản xạ tự đóng, nếu cố tình làm nôn, nạn nhân dễ bị ngạt bởi chính thứ họ nôn ra.
Video: Em bé Syria được cứu sống kỳ diệu nhờ sự tận tâm của các bác sĩ!
Theo Webtretho
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…