Hiện nay trên thế giới có vô vàn cách giáo dục khác nhau, có rất nhiều giáo viên chỉ coi trọng thành tích, thực hiện phương thức giáo dục mang tính chất nhồi nhét. Nhưng không phải giáo viên nào cũng thế.
Ở một ngôi trường làng nhỏ có một thầy giáo người Nhật đã cao tuổi. Tuy đã đến độ tuổi thất thập nhưng ông vẫn hàng ngày lên lớp, truyền cho học sinh những bài học bổ ích. Là một giáo viên dạy văn, ông không gò ép trẻ theo khuôn mẫu, mà để các con được tự do biểu đạt cảm xúc của mình. Ông có cách dạy học rất cuốn hút, những giờ học văn cứ như giờ kể chuyện. Thêm vào đó, ông thường hay lồng ghép những bài học đạo lý đằng sau mỗi câu chuyện khiến học sinh rất ‘ngấm’.
Lũ trẻ thích giờ học văn của ông lắm. Học với ông, những ước mơ của chúng như được chắp cánh, chúng có thể biểu lộ bất cứ suy nghĩ ngây ngô nào, bất cứ ý tưởng nào dù ‘phi hiện thực’ nhất. Chất giọng ấm áp và thái độ điềm tĩnh cũng là điều lũ trẻ yêu mến ở ông. Hơn nữa, thật lạ kỳ, ông không bao giờ phạt, mắng hay bắt chúng phải nhận sai. Ông sẽ dùng những bài học thực tế để trẻ hiểu rõ mình đã sai, từ đó tự giác sửa lỗi và không tái phạm.
Học với ông, những ước mơ của chúng như được chắp cánh, chúng có thể biểu lộ bất cứ suy nghĩ ngây ngô nào…
Ví dụ, trong lớp có một đứa nhỏ rất hay cáu gắt với các bạn khác, rất dễ tuyệt vọng và thường đánh các bạn trong lớp. Ông không những không mắng đứa trẻ mà gọi nó ra một góc nói chuyện. Ông bảo: “Con rất hay cáu gắt với các bạn phải không?”. Thằng bé đáp: “Tại vì các bạn cứ cười con, các bạn không hiểu con…” Nói chung là rất nhiều lý do. Ông trìu mến nhìn cậu bé và nói: “Ta biết rồi, nhưng mà nóng giận không phải ý kiến hay đâu. Chúng ta thử làm một thí nghiệm nhé! Mỗi khi con cáu giận, không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.”
Thằng bé ngớ người, nó cứ nghĩ là lúc nào nó cũng đúng, là do mọi người sai nên nó có quyền trút sự giận dữ lên bạn bè. Nó chẳng hiểu sao thầy lại bảo nó không được giận dữ, vậy là nó gật đầu đồng ý. Sau đó, thầy lại yêu cầu cậu bé phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, học tập thì đặt trên bàn. Sự phiền phức khi phải mang vác cái túi khiến cậu cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, còn phải luôn để tâm đến cái túi, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào. Qua thời gian, khoai tây bắt đầu mọc mầm, chảy nước, bốc mùi hôi thối và cậu không muốn mang nó trong người nữa.
Cậu bé đến tìm thầy giáo và nói “Con không muốn giữ cái túi đấy bên người nữa. Nó thật kinh khủng!” Thầy giáo già lúc này mỉm cười: “Đúng thế, giận giữ nếu để lâu trong lòng sẽ cũng như đám khoai mốc, mọc mầm ấy, nó giống mầm bệnh và sẽ từ từ khiến con người trở nên cáu bẩn, khó chịu với mọi thứ! Con có muốn như củ khoai ấy không?” Thằng bé lắc đầu sợ phát khiếp, từ sau đó nó cũng học được một bài học của riêng mình và đã thân thiện với các bạn hơn.
Mỗi khi con cáu giận người nào đó, hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi…
Cứ thế những bài học của thầy giáo già đến với lũ trẻ thật giản dị mà chạm tới đáy lòng. Chúng nó sẽ không quên người thầy đã dìu dắt và dạy chúng những bài học ý nghĩa đầu tiên của cuộc đời.
Thấm thoắt mà cũng đã 10 năm qua đi, ông cũng sắp về hưu. Nhà trường cũng đã mời một giáo viên văn trẻ, đầy nhiệt huyết, mới ra trường về dạy thay ông… Ông cũng biết rằng bản thân ông cũng không sống được lâu nữa, nên ông đã giao bài tập về nhà lần cuối cùng cho lứa học sinh cuối. Tuy mắt ông đã mờ, tay cũng đã yếu nhưng những nét chữ trên bảng vẫn hiện lên ngay ngắn, thẳng tắp.
Tuy mắt ông đã mờ, tay cũng đã yếu nhưng những nét chữ trên bảng vẫn hiện lên ngay ngắn, thẳng tắp.
Vị thầy giáo này đã viết bài tập về nhà lên bảng như sau:
“Bài tập về nhà cuối cùng: Không có thời hạn.
Hãy mãi mãi vui vẻ.
Khi các em giao nộp bài tập về nhà này, thì thầy có thể đã ở trên thiên đàng rồi.
Các em đừng vội hoàn thành bài tập về nhà này, mà hãy dành nhiều thời gian hơn để tự do phát huy.
Một ngày nào đó, thầy hi vọng rằng đến khi các em gặp lại thầy, các em có thể nói với thầy rằng: ‘Chúng em đã làm được rồi, chúng em đã rất vui’.
Thầy sẽ đợi các em.”
Cả đám học sinh rưng rưng nước mắt. Cúi rạp đầu chào thầy thể hiện lòng tôn kính. Sau này, khi thầy mất ‘bài tập về nhà’ của thầy được đọc trước toàn trường, học sinh các lớp dù không được thầy giáo già dạy dỗ đều thấy rất cảm động.
Thầy giáo không chỉ đơn giản là người dạy các em học sinh tri thức, quan trọng hơn là truyền đạt cho các em những bài học ý nghĩa để cho các em có được một tâm hồn vui vẻ, trong sáng và hướng Thiện. Đó là những điều quan trọng nhất đối với những những ai ở tuổi đang trưởng thành!
Mặc dù thầy giáo này đã rời xa nhân thế, nhưng hy vọng rằng bài tập về nhà cuối cùng sẽ có tác dụng tích cực đến cuộc sống của những học sinh của ông, cũng như những học sinh khác trên thế giới.
Tuổi thơ là tuổi đẹp nhất của đời người, hi vọng rằng những nụ cười sẽ luôn nở trên mỗi của các em.
Video Thầy giáo vui tính
Nguồn: sưu tầm
Mai Hạ biên tập
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…