Categories: Sức khoẻ

Tập vẩy tay để phòng chống bệnh tật

Ngoài các phương pháp chữa bệnh như khí công, bấm huyệt, xoa bóp, dưỡng sinh… thì trong Y học cổ truyền cũng có một phương pháp phòng chống bệnh an toàn, đơn giản và hiệu quả mà ít ai biết đến đó là vẩy tay.

Vẩy tay là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tật không dùng thuốc của y học phương Đông, có lịch sử khá lâu đời và là một trong 72động táccủa Dịch cân kinh thuộc phái Thiếu Lâm.

Theo đó, vẩy tay có tác dụng nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh mạch, từ đó nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật.

Ảnh minh họa

Phương pháp tập như sau:

Thứ nhất: Đứng thẳng người, mắt nhìn vào một điểm, hai bàn chân đặt song song chiếu thẳng hai vai, các ngón chân bấm chặt xuống đất, như đứng chỗ đất trơn, sợ ngã. Phần từ chân đến hông lên gân thật cứng, còn phần trên để lỏng lẻo. Các ngón tay để mở tự nhiên, úp về phía sau.

Thứ hai: Hai tay giơ lên nửa chừng, hít thở mạnh đồng thời thót hậu môn (như khi nhịn đại tiện). Bụng sẽ thót vào và ngực nở ra, nâng các bộ phận trong bụng lên và vận động tim phổi. Đó là vận nội công. Lại nhẹ nhàng buông hai tay xuống ấp vào đùi. Từ đây hất hai tay thật mạnh ra sau và lên trên rồi lại buông xuống nhẹ nhàng. Thế là xong một động tác, đếm là một.

Thứ ba: Tiếp tục động tác đó và đếm. Tập như thế và đếm tiếp cho đến mệt và có thể nghỉ. Thở nhẹ nhàng để hồi sức, rồi lại tiếp tục và đếm, cho đến khi nghỉ hẳn. Cứ làm đi làm lại như vậy nhiều lần. Phải tùy thuộc thể lực, tuổi tác, tính trạng sức khỏe để quyết định số lần và tốc độ vẩy tay.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Xoa bóp tay, chân trị mất ngủ

Xoa bóp chữa đau cổ

Xoa bóp ngón tay để cải thiện cảm xúc và sức khoẻ

Chú ý, khi vẩy tay phải thả lỏng vai, cánh tay và phối hợp hài hòa với hoạt động của lưng và chân, tuyệt đối không được căng cứng. Hơn nữa, cần hít thở tự nhiên, ban đầu là thở bình thường sau đó chuyển sang thở bằng bụng là chủ yếu. Khi nước bọt tiết ra nhiều thì nuốt vào trong, không nhổ ra bên ngoài. Tuyệt đối không tập khi cảm thấy nóng ruột, cáu giận, quá no hoặc quá đói. Sau khi tập phải giữ nguyên tư thế, đứng yên trong 1-2 phút rồi vận động nhẹ nhàng.

Nhiều người cho rằng, mỗi ngày vẩy tay 1.800 lần mỗi ngày có thể phòng bệnh và nâng cao sức khỏe. Có người nói nếu vẩy tay 3.000-6.000 lần thì có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, làm càng nhiều không có nghĩa là đạt được hiệu quả cao. Nguyên tắc ở đây là phải tiến hành từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh, miễn sao sau mỗi lần tập cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái là được, tuyệt đối không được làm quá sức.

Tuy chỉ là một động tác nhỏ của Dịch cân kinh nhưng vẩy tay giúp rèn luyện gân cốt và ý chí, là phương pháp kết hợp nguyên tắc thiền và động tác (động và tĩnh), giữa cương và nhu, thần và khí (tâm và hơi thở), giữa khí và lực (hơi thở và sức mạnh). Tác động này thúc đẩy khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hoà, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, giúp loại trừ các loại cặn bã, các chất độc hại, đưa các chất bổ dưỡng đến tạng phủ, giúp cơ thể khỏe mạnh. Động tác này còn giúp máu về tim nhiều lên, trao đổi máu tăng, làm mạnh xương, khớp, cải thiện hô hấp, huyết áp…

Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là một trong các phương pháp nâng cao thể trạng và giúp phòng bệnh, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường, các bệnh cần can thiệp ngoại khoa thì bài tập không thể chữa được bệnh. Cũng nên lưu ý, không phải tất cả mọi người đều có thể tập vẩy tay, nên tập thử một thời gian, nếu thấy sức khỏe cải thiện tốt thì tập tiếp, còn mệt mỏi thì dừng ngay.

adminyhoc

Recent Posts

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

11 hours ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

1 day ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

1 day ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

1 day ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

2 days ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

2 days ago