Categories: Tin tức

Tăng huyết áp đe dọa tính mạng 12 triệu người Việt

Cứ 5 người lớn ở nước ta thì có một người bị tăng huyết áp, đến khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thì đã muộn.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, nhưng gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Nó được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tại lễ mittinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp diễn ra tại Hà Nội hôm 13/5.

Theo Bộ trưởng, bệnh đang gia tăng trong cộng đồng, nguyên nhân quan trọng là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia. Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy có 45% nam giới hút thuốc, 77% nam giới uống rượu bia và gần một nửa uống ở mức nguy hại, 1/3 người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực. Ngoài ra, hơn một nửa dân số ăn thiếu rau, trái cây; lượng muối tiêu thụ nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị.

Người dân được đo huyết áp, tư vấn miễn phí. Ảnh: M.Q.

”Rất nhiều người trong chúng ta đều đã ít nhất một lần chứng kiến trường hợp một người đang bình thường nhưng đột ngột chỉ sau một cơn tăng huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não. Hậu quả có thể là tử vong, hoặc nếu qua khỏi thì bị tàn phế, nằm liệt giường. Nguyên nhân do không biết bệnh hoặc biết nhưng không tuân thủ dùng thuốc, lời khuyên của bác sĩ, vẫn hút thuốc, lạm dụng rượu bia, ăn mặn….”, Bộ trưởng Tiến phân tích.

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính và tiến triển một cách âm thầm, nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng, gây biến chứng tim mạch trầm trọng. Hầu hết người bị tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào cả và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh. Trong khi việc phát hiện sớm bằng đo huyết áp rất đơn giản.

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…. và đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Bộ Y tế khuyến cáo để phòng tăng huyết áp cũng như các bệnh không lây nhiễm khác, người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường ăn rau và trái cây, giảm ăn muối xuống dưới 5 g một ngày, tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia.

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago