Truyền nhiễm

Tàn dư của covid 19 vẫn hiện hữu sau đại dịch

Tàn dư của covid 19 vẫn hiện hữu sau đại dịch

Đại dịch covid 19 khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 đã cướp đi sinh mạng của 6,5 triệu người trên toàn thế giới. Sau gần 4 năm kể từ khi dịch xuất hiện, thống kê của Bộ Y Tế cho thấy khoảng 1/3 số bệnh nhân nhập viện điều trị Covid-19 xuất hiện “những bất thường” trong cơ thể sau khi mắc bệnh. Các triệu chứng Covid-19 kéo dài điển hình như hụt hơi, mệt mỏi, đặc biệt chứng não sương mù (đầu óc thiếu nhạy bén, mất tập trung, lúc nhớ, lúc quên…) chiếm phần lớn ở mọi lứa tuổi, tập trung nhiều ở tuổi trung niên. Tuy nhiên nguyên nhân đằng sau những triệu chứng trên vẫn chưa có lời giải.

Trên chuyên san The Lancet Respiratory Medicinem vừa công bố, nhóm tác giả nghiên cứu cho biết việc phát hiện sự liên hệ giữa Covid-19 kéo dài và tình trạng đa nội tạng có vấn đề có sự nỗ lực giúp đỡ của các bệnh nhân mắc chứng Covid-19 kéo dài.

Tàn dư của covid 19 hiện hữu sau đại dịch

Theo tác giả chính Betty Raman của Đại học Oxford (Anh) đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện việc so sánh thông qua ảnh chụp MRI đối với nhiều nội tạng ở bệnh nhân nhập viện bao gồm não, tim, gan, thận, phổi với ảnh chụp MRI của những người chưa từng mắc bệnh. Kết quả cho thấy gần 1/3 số bệnh nhân Covid-19 xảy ra những bất thường đối với ít nhất một cơ quan nội tạng trong thời gian trung bình 5 tháng sau khi xuất viện.

Tác giả Raman cho biết nguy cơ xảy ra bất thường ở phổi của những người nhập viện điều trị Covid-19 cao gấp 14 lần so với người khỏe mạnh và nguy cơ cho não cao gấp 3 lần. Những bất thường ở não với tỷ lệ cao là tổn thương chất trắng, dẫn đến suy giảm năng lực nhận thức nhẹ. Những người bị bất thường đa nội tạng sau khi mắc Covid-19 đối mặt nguy cơ cao gấp 4 lần xảy ra tình trạng suy giảm nghiêm trọng về tinh thần và thể chất, khiến họ không thể thực hiện những hoạt động thường ngày.

Để ngăn ngừa những đại dịch có thể sẽ xảy ra trong tương lai trên toàn cầu, WHO và các quốc gia cần xây dựng một hệ thống chỉ đạo xuyên suốt từ giám sát khả năng xuất hiện mầm bệnh mới để dự báo dịch đến chuẩn bị trang thiết bị y tế như thuốc, dụng cụ phòng hộ… để sẵn sàng phòng chống dịch ngay khi phát hiện. Tương tự việc thực hiện sớm các can thiệp phi dược phẩm như kiểm dịch, kiểm soát nguồn lây, giãn cách… ngay khi phát hiện mầm bệnh, xác định tác nhân lây bệnh, con đường truyền bệnh để lựa chọn phương pháp ngăn chặn sớm, phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên phòng dịch có chuyên môn cao tại tất cả các cơ sở y tế để có thể ứng phó nhanh khi phát hiện dịch bệnh đặc biệt là nghiên cứu vaccine để chủ động tự cung cấp, tự phòng dịch…

Đối với người dân cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi. Tuân thủ lịch tiêm nhắc lại cho trẻ, đặc biệt các loại vắc xin có liên quan đến bệnh theo mùa như: cúm, phế cầu, sởi…Thực hiện rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống tật bệnh.

Lời kết

Trong suốt chiều dài lịch sử, đã có nhiều đại dịch xảy ra như đậu mùa, bệnh lao…Dịch bệnh qua đi không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn tác động tới nền kinh tế, xã hội, chính trị của cả thế giới. Những đại dịch tàn khốc trong lịch sử nhân loại như dịch hạch, dịch tả, sốt phát ban, đậu mùa, bệnh sởi, bệnh lao…hay còn gọi là “Cái chết đen” đã cướp đi sinh mạng của khoảng 100 triệu người trong thế kỷ XIV.

Ngày 3 tháng 1 năm 2020 đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 đã khiến 6,5 triệu người trên toàn thế giới thiệt mạng trong đó có 43.178 người Việt Nam. Hệ lụy mà dịch bệnh để lại vẫn còn kéo dài do đó việc rút kinh nghiệm từ các đợt dịch đã từng xảy ra trước đây để phòng chống, ứng phó kịp thời với những đợt dịch tiếp theo là vô cùng cần thiết. Đặc biệt việc nghiên cứu vacxin phòng bệnh là việc làm mấu chốt, vô cùng quan trọng để giảm thiểu sự thiệt hại về người.

Để giữ gìn sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng các chuyên gia khuyến cáo người dân cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ vitamin, dưỡng chất, tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường sức khoẻ. Duy trì tiêm vacxin hàng năm để phòng bệnh viêm phổi & các bệnh do phế cầu, cúm mùa, viêm não nhật bản, viêm màng não do não mô cầu khuẩn, viêm gan AB, viêm gan B…Khi có dịch bệnh xuất hiện cần tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan y tế để phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

3 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago