Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 44.800 trường hợp mắc tại 46 tỉnh, thành phố. So với 2015, số người mắc bệnh sốt xuất huyết tăng 2,6 lần, đáng lưu ý đã có 14 trường hợp tử vong. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã thành lập 8 đoàn công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.
Theo đó, 8 đoàn sẽ đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại 18 tỉnh trọng điểm ngay trong tháng 8. Những nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm công tác xử lý các dụng cụ chứa nước không đúng quy định, vỏ lốp xe công nông và các vật dụng phế thải chứa ổ bọ gậy…
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo các địa phương tiếp tục duy trì chiến dịch người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết, giám sát, phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch.
Tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) và một số tỉnh khu vực miền Nam, miền Trung SXH gia tăng mạnh, do Tây Nguyên do đang vào mùa mưa.
Ngoài ra, năm 2016, hiện tượng El nino xảy ra tại Việt Nam làm tăng nhiệt độ trung bình của môi trường là điều kiện cho muỗi phát triển. El nino gây hạn hán trên diện rộng khiến các gia đình tăng việc trữ nước bằng các dụng cụ càng tạo thuận lợi cho muỗi đẻ trứng.
Trong số các tỉnh có dịch SXH, thì Gia Lai được coi là điểm nóng. Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, toàn tỉnh hiện có 3.379 ca nhiễm SXH, các ổ dịch mới đang có nguy cơ bùng phát, lây lan mạnh trong các khu dân cư. Hiện tại 17/17 huyện, thị xã của tỉnh đã xuất hiện các ca nhiễm SXH; trong đó bùng phát mạnh nhất tại TP. Pleiku (gần 1.000 ca).
Cao điểm có ngày phát hiện 115 ca mắc bệnh mới và đã có bệnh nhân tử vong. Tại BV Đa khoa tỉnh Gia Lai, mỗi ngày trung bình có 20 – 30 bệnh nhân nhập viện. Hiện bệnh viện đang trong tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân phải nằm ghép và nằm cả hành lang bệnh viện.
Cùng với Gia Lai thì tại Kon Tum số ca mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng, đáng lo ngại là đã có 2 bệnh nhân tử vong. Toàn tỉnh cũng có xấp xỉ 1.400 ca mắc bệnh SXH, các ổ dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát tại các huyện Đắk Hà, Đắk Tô, Đắk Glei và TPKon Tum…
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Kon Tum, một trong các nguyên nhân khiến SXH tăng là ý thức tự phòng bệnh của người dân còn hạn chế trong diệt muỗi, loăng quăng, thu gom các dụng cụ chứa nước, phế thải và tâm lý trông chờ ỷ lại ngành y tế.
Qua kiểm tra thực tế của ngành y tế tại một số địa phương cho thấy, rất nhiều hộ dân còn sử dụng dụng cụ/bể chứa nước sinh hoạt không đậy nắp, xe công nông cũ không còn sử dụng để ngoài vườn, chai lọ, chum vại và các vật linh tinh chứa nước đọng không được xử lý nên muỗi vào đẻ trứng và nhiều lăng quăng/bọ gậy phát triển.
Trong thời gian tới, trước tình hình sốt xuất huyết gia tăng trong những tháng mùa mưa, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 tỉnh, thành phố có số mắc, tử vong cao cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương.
Thu Hòa
Nguồn: Đại đoàn kết
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…