Ngày 30/5, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Bùi Thu Hằng (Phó giám đốc Sở y tế Hòa Bình) cho biết, vụ tai biến chạy thận diễn ra ở Bệnh viện đa khoa tỉnh này đã khiến 7 bệnh nhân tử vong, một bệnh nhân rất nặng có thể khó qua khỏi. Hiện bệnh nhân này đang được điều trị tích cực, lọc máu liên tục.
Theo bà Hằng, tỉnh có 126 bệnh nhân lọc máu chu kỳ, ngày hôm nay đến kỳ lọc máu của hơn 60 người và Sở y tế đã chuyển họ về bệnh viện thận và Bạch Mai.
Lãnh đạo Sở y tế Hoà Bình cũng cho biết, hướng giải quyết trước mắt của tỉnh là dừng hoạt động của khoa điều trị đã để xảy ra tai biến để điều tra nguyên nhân, họp hồi đồng chuyên môn. Các bệnh nhân ở tỉnh hàng ngày sẽ được đưa xuống Hà Nội chạy thận, bao giờ tìm được nguyên nhân, khắc phục xong mới tiếp tục hoạt động của khoa này.
“Đây là trường hợp nghiêm trọng, chưa từng có và không ai mong muốn, chúng tôi vô cùng đau xót. Có những bệnh nhân đã 10 năm chạy thận ở khoa, họ như người nhà của y, bác sỹ. Chiều nay chúng tôi sẽ rà soát, nếu có sai thì sẽ xử lý“, bà Hằng nói và cho biết, các bác sỹ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đang rất hoang mang.
GS Nguyễn Anh Trí.
GS Nguyễn Anh Trí – đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện huyết học và truyền máu Trung ương, cũng đánh giá sự cố y khoa ở Hòa Bình là nghiêm trọng, tuy nhiên theo ông, các bác sĩ không được phép hoang mang, bởi nếu như vậy sẽ “không thể làm việc”.
Theo ông, với những thông tin ban đầu thì chưa thể kết luận về nguyên nhân dẫn đến tai biến chạy thận. “Nếu kết luận sớm quá có thể không đúng, thậm chí còn gây ra sự xáo trộn trong dư luận. Hiện tôi nghĩ tới khả năng bị sốc, có thể là nước, thuốc mà nhiều người trong lúc chạy thận đều sử dụng chứ không phải là đơn lẻ”, ông Trí chia sẻ và cho rằng, Bộ y tế cần tiến hành rút kinh nghiệm không chỉ với Hoà Bình mà trên toàn quốc, sau khi làm rõ nguyên nhân chính xác thì công bố ngay.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Phó giám đốc Sở y tế TP HCM) đề nghị “phải niêm phong tất cả” để tìm nguyên nhân. “Tôi có trao đổi với một số bệnh viện, ở đây 18 người cùng bị một lúc là chưa từng xảy ra, đây là sốc mà nói rủi ro thì vô lý vì không thể rủi ro cùng lúc từng đó người. Không lọai trừ khả năng nước, vệ sinh ống, hệ thống, các hóa chất kháng khuẩn… có vấn đề. Chưa kết luận gì cả nhưng mình nghi ngờ cái đó. Còn bảo thuốc thì vô lý, vì mỗi người thuốc khác nhau”, bà Lan nói.
Sáng 29/5, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thì có dấu hiệu nghi sốc phản vệ. 7 người tử vong sau đó.
Nguồn: VnExpress
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…