Categories: Sức khoẻ

Sợ hãi khi mắc ung thư, người phụ nữ can đảm đông phôi để thực hiện tâm nguyện làm mẹ

Người phụ nữ mắc căn bệnh ung thư ác tính muốn đông phôi trước khi chữa bệnh khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.

Đó chỉ là 1 trong số rất nhiều ca đã quyết định đông phôi tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).

Nhân đôi cơ hội làm mẹ sau chữa bệnh

Cưới nhau được 2 năm nhưng vợ chồng chị Nguyễn Thị Phương A (25 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) vẫn chưa thể có con. Vợ chồng chị A. đã quyết định đi kiểm tra sức khỏe sinh sản. Kết quả cho thấy chị A. bình thường nhưng chồng chị không có tinh trùng trong tinh hoàn.

Bác sĩ tư vấn cho biết, vợ chồng chị A. khó thể có con được bằng con đường quan hệ tự nhiên và khuyên nên thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Cũng đúng vào thời điểm này trong một lần tình cơ đi kiểm tra sức khỏe chị A. phát hiện mắc ung thư vú. Nhận được kết quả ung thư khi tới gần lịch thụ tinh ống nghiệm chị A. đã khóc rất nhiều, suy sụp tinh thần.Được chồng an ủi, động viên chị đã quyết định đi chữa bệnh để kéo dài sự sống.

Do khó có thể xác định được thời gian chữa bệnh sẽ kéo dài bao nhiêu lâu, bản thân chị biếtquá trình hóa trị hoặc xạ trị có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Với ước mong chiến thắng bệnh ung thư và khát khao làm mẹ. Vợ chồng chị Phương A. đã quyết định đông phôi trước khi chữa bệnh ung thư.

TS. BS. Đào Thị Thúy Phượng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho hay, Trung tâm đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp cặp vợ chồng có bệnh lý tới đông phôi. Nhiều trường hợp quyết định đông phôi để sau khi chữa bệnh xong vẫn có thể sinh con như bình thường.

Thông thường những trường hợp mắc bệnh lý ung thư thường lựa chọn đông trứng, đông mô buồng trứng. Tuy nhiên, đông trứng sẽ khó hơn đông phôi. Vì quả trứng to nên quá trình rút nước sẽ chậm rất nhiều ảnh hưởng tới chất lượng. Vì vậy, khi bệnh nhân đã có đối tác(chồng) thì bác sĩ sẽ tư vấn nên đi đông phôi. Còn trường hợp chưa có đối tác thì họ mới phải đông trứng.

Phôi sẽ được bảo quản trong nhiệt độ -196 độ C.

Đông phôi còn đặc biệt ý nghĩa đối với trường hợp cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Kỹ thuật đông phôi giúp cho người vợ có thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị tinh thần và sức khỏe tốt nhất để chuyển phôi thành công ở các chu kỳ sau khi chọc trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm.

“Đối với những trường hợp cha mẹ có mang gen liên quan tới bệnh tan máu huyết tán, bạch tạng, loạn dưỡng cơ Duchenne… hoặc bất thường ở mức độ nhiễm sắc thể về số lượng và cấu trúc có thể dùng tới kỹ thuật sàng lọc phôi trước khi đông phôi. Quá trình sàng lọc phôi sẽ giúp loại bỏ được phôi bệnh” , TS. BS. Đào Thị Thúy Phương nói.

Chi phí đông phôi bao nhiêu?

Trước khi hạ nhiệt để bảo quản phôi trong nitơ lỏng nhằm hạn chế ảnh hưởng, phôi đã được tiếp xúc với chất bảo quản và hạ nhiệt với tốc độ cực nhanh từ nhiệt độ phòng nhúng trực tiếp phôi vào nitơ lỏng. Theo bác sĩ, ở nhiệt độ này phôi dừng hoàn toàn mọi hoạt động.

Phôi đông lạnh sẽ được “đánh thức” bằng cách rã đông, ngược với quy trình đông lạnh, phôi được đưa từ -196 độ C về nhiệt độ 37 độ C.

Số lượng phôi đông lạnh được chuyển vào buồng tử cung sẽ phụ thuộc vào tuổi của người vợ. Tùy theo nguyên nhân vô sinh và nhiều yếu tố khác hay tuổi càng cao thì số lượng phôi chuyển sẽ cần nhiều hơn.

Bác sĩ Đào Thị Thúy Phượng cho biết, sau khi chuyển phôi đông lạnh, người vợ vẫn nên vận động vừa phải, chỉ không nên vận động quá mạnh. Hiện nay, có một số chị em truyền tai nhau sau chuyển phôi phải kiêng kị tuyệt đối không nên đi lại, đó là quan niệm sai lầm.

“Không đi lại, chỉ nằm yên một chỗ làm hạn chế máu trong tử cung khiến cho phôi không có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển. Ngoài ra, tâm lý người được chuyển phôi cũng cần phải thoải mái, lo lắng khiến cho tỷ lệ thành công sau chuyển phôi sẽ thấp đi. Cần phải tuân thủ theo đơn thuốc bác sĩ kê và khám đúng theo lịch đã hẹn”, bác sĩ Đào Thị Thúy Phượng chia sẻ.

Trong bài viết tiếp theo, Emdep.vn sẽ tiếp tục đề cập đến kỹ thuật đông phôi mời quý độc giả tiếp tục đón đọc.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

2 hours ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

8 hours ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 week ago