1. Bạn sẽ chọn nhầm người nếu mong đợi đối phương thay đổi sau hôn nhân
Đây là sai lầm kinh điển nhất của mọi người, đừng quá đề cao “tính khả thi” của hôn nhân nếu không muốn thất vọng về sau. Nếu hiện tại, bạn và người ấy không hạnh phúc thì tốt nhất đừng kết hôn. Các vấn đề như nhân phẩm, tín ngưỡng, sự sạch sẽ, kỹ năng giao tiếp, thói quen cá nhân… đều nên được đánh giá và chấp nhận lẫn nhau ngay trong giai đoạn tìm hiểu và yêu đương. Nếu bạn trông đợi đối phương sẽ thay đổi sau khi cưới thì phần nhiều chỉ là những thay đổi tiêu cực mà thôi.
|
Ảnh: popista. |
2. Bạn chọn nhầm người nếu xem trọng “cảm giác rung động” hơn là nhân cách
Cảm giác rung động giống như luồng điện xuất phát từ sự hấp dẫn của hai phía, nhưng nó chỉ là tiền đề và chất xúc tác cho mối quan hệ bắt đầu mà thôi. Trong khi nhân phẩm mỗi người mới là yếu tố duy trì “nhiệt” cho tình cảm lâu bền. Vì vậy, khi bạn nghĩ mình đã yêu đúng người bởi sự hấp dẫn mãnh liệt từ đối phương, hãy bình tâm suy xét những điều kiện tính cách khác:
– Khiêm nhường: Đối phương có biết tùy cơ ứng biến hơn là hưởng thụ bằng sự hiếu thắng với bất kỳ ai?
– Lương thiện: Đối phương có thích giúp đỡ người khác? Có sẵn lòng làm các việc công ích hay từ thiện?
– Sự trách nhiệm: Nếu đối phương muốn làm chuyện gì đó, bạn có thật sự tin tưởng?
– Cảm giác hạnh phúc: Đối phương có thật sự yêu thích bạn? Có nguyện cùng bạn xây dựng cuộc sống lâu dài và có tâm trạng luôn ổn định?
Ngoài ra, bạn cần tự chất vấn bản thân những câu hỏi khác như: Mình có muốn giống như người ấy? Có muốn sinh con với người ấy và có hy vọng con cái sẽ giống như người ấy?
3. Bạn chọn nhầm người nếu hai bạn không mục tiêu sống tương đồng
Một mối quan hệ ổn định cần 3 điều kiện cơ bản: Thích hợp và hấp dẫn nhau, có những sở thích chung, có mục tiêu sống tương đồng.
Vì vậy, trước khi gắn bó với nhau, cả hai cần tìm hiểu rõ ràng bản thân và người ấy sống vì mục tiêu gì, mọi sở thích chung và riêng có thể hòa hợp và chấp nhận lẫn nhau hay không.
4. Bạn chọn nhầm người nếu đối phương không cho bạn đủ cảm giác an toàn
Đây là yếu tố rất quan trọng để duy trì một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, lâu dài. Ngay khi còn yêu nhau, bạn cần hiểu rõ được mình ở bên cạnh đối phương có cảm thấy yên bình và thoải mái thật sự hay không. Trước mặt người ấy, bạn có hoàn toàn thả lỏng bản thân và được là chính mình?
Nếu bạn luôn phải chú ý đến lời nói và cử chỉ của đối phương, luôn sợ làm đối phương không hài lòng thì thực tế mối quan hệ của bạn đang tồn tại vấn đề rất lớn.
Ngoài ra, còn phải xem xét mức độ quản lý và “thỏa hiệp” của đôi bên. Nếu bản thân bạn hay đối phương tỏ ra là người quá yếu đuối hay quá độc tài đều cho thấy hai bạn sẽ khó có cảm giác an toàn về nhau sau khi kết hôn.
5. Bạn chọn nhầm người nếu đối phương đang trong “mối quan hệ tam giác”
Ở đây không nhất thiết là ám chỉ tình tay ba hay ngoại tình sau hôn nhân. “Mối quan hệ tam giác” có thể một người hay một việc gì đó mà đối phương ký thác tình cảm và cuộc sống vào đó quá mức. Chẳng hạn, người ấy nghiện ma túy, nghiện game hay quá phụ thuộc tài chính vào bố mẹ…
Minh Thư (theo nlp)
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…