Categories: Vợ chồng

Sai lầm khi chế biến rau ngót hầu như ai cũng mắc phải mà không biết

Không muốn gây hại cho sức khỏe bạn hãy bỏ ngay thói quen dưới đây khi chế biến rau ngót nhé.

Ai cũng biết, rau ngót là loại thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Chỉ với rau ngót, bạn có thể chế biến thành nhiều món canh rất hấp dẫn như rau thịt băm, rau ngót nấu tôm hoặc thậm chí có thể nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt thơm.

Trong mỗi bó rau ngót có chứa nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, vitamin A, nhóm B, C. Đặc biệt, nguồn vitamin C trong lá rau ngót cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi.

Sai lầm khi chế biến rau ngót hầu như ai cũng mắc phải mà không biếtSai lầm khi chế biến rau ngót hầu như ai cũng mắc phải mà không biết


Theo bác sĩ dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà – Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, các bà nội trợ thường chế biến rau ngót bằng cách sau khi rửa sạch, có vò nát lá rau để dễ nấu chín và mềm. Tuy nhiên, việc làm đó không hề tốt, vì sẽ làm giảm lượng một số chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin.

“Để giữ được các chất dinh dưỡng chứa trong rau ngót khi chế biến, các bà nội trợ nên để nguyên lá, không vò nát. Nhưng, muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì sau khi rửa sạch, đợi nước sôi, chị em có thể vò sơ và cho vào nấu vừa chín”, bác sĩ Thúy Hà cho biết.

Ngoài ra, rau ngót khi nấu chín nên ăn ngay. Lúc đó, rau sẽ giữ được mùi thơm và các vi chất dinh dưỡng mất đi không đáng kể.

Cách chọn rau ngót sạch, an toàn

– Lá rau ngót: Bạn nên chọn rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dầy mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường. Đó có thể là rau ngót có phun thuốc bảo vệ thực vật.

– Màu sắc: Rau ngót ngon và sạch có màu xanh lá mạ, rau mọc không được đều lá, có một vài lá bị sâu đục. Trong khi đó, bạn nên tránh mua rau ngót có màu xanh sẫm, lá quá non, đều nhau, không có lá nào bị sâu đục lá.

– Màu nước rau ngót: Với rau ngót tươi ngon, khi nấu canh, màu nước xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường. Trong khi đó, nếu nước canh rau ngót trở thành màu đen ngòm hoặc bị vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh thành nồi thì tuyệt đối không nên ăn vì đó là rau ngót dư thuốc trừ sâu.

– Mùi vị: Khi chế biến, rau ngót có mùi vị đặc trưng riêng. Nếu có vị ngai ngái, quá nồng xen lẫn mùi hắc thì đấy là rau ngót đã bị nhiễm chất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng.

– Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, mùa rau ngót thường bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài sang tháng 3 của năm sau. Để mua được rau ngót an toàn, bạn nên mua đúng mùa rau, tránh mua trái vụ.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

3 days ago

<strong>Ung thư xương nguyên phát thứ phát, phương pháp điều trị</strong>

Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…

4 days ago

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

5 days ago

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

6 days ago

Thoát vị đĩa đệm nỗi khổ không chỉ của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến của cột sống, là nỗi…

1 week ago

Bật mí 8 thực phẩm hỗ trợ da trẻ đẹp, rạng rỡ

Để sở hữu làn da đẹp rạng rỡ, chế độ ăn uống đóng vai trò…

1 week ago