Categories: Tin tức

Robot phẫu thuật cột sống bệnh nhân chính xác gần 100%

600 ca phẫu thuật cột sống bằng robot được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức đến nay chưa ca nào biến chứng hay phải mổ lại.

Trước đây phẫu thuật cột sống là nỗi lo sợ với nhiều người bệnh vì các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng, nặng nhất có thể liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, với kỹ thuật phẫu thuật ngày càng hiện đại, ít xâm lấn, các biến chứng này ngày càng ít đi. Ví dụ độ chính xác của can thiệp cột sống nhờ hệ thống robot lên tới 98%.

Là bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật cột sống bằng robot tại Bệnh viện Việt Đức từ cuối năm 2012, đến nay bà Thân Thị Thanh (71 tuổi, ở Hà Tĩnh) vẫn vận động và đi lại tốt như những người bình thường khác và không có biến chứng nào. Bà mắc bệnh cột sống 2 năm trước khi được mổ. Quãng thời gian đó với bà vô cùng đau đớn, đi lại rất khó khăn, đi được khoảng 5 m là phải dừng lại nghỉ.

Bà Thanh, áo xanh ngoài cùng bên phải là bệnh nhân đầu tiên được mổ cột sống bằng robot.

“Một tuần sau ca mổ cột sống có ứng dụng robot, tôi hồi phục sức khỏe rất nhanh và bắt đầu tập đi lại. Trước mổ, tôi cũng lo sợ biến chứng bị liệt nhưng điều đó đã không xảy ra”, bà Thanh nói.

“Trước đây mỗi khi bước vào ca mổ cột sống, bản thân các bác sĩ cũng lo lắng vì chi một sơ sảy nhỏ là không thể cứu vãn được. Nhưng với sự hỗ trợ của robot, quá trình phẫu thuật đã chính xác và an toàn hơn rất nhiều”, Phó giáo sư Nguyễn Văn Thạch, Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam chia sẻ tại hội thảo cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật cột sống có ứng dụng robot hỗ trợ diễn ra tại Hà Nội ngày 26/4.

Phó giáo sư Thạch dẫn chứng, từ ca mổ cột sống ứng dụng robot đầu tiên tại bệnh viện cuối năm 2012 đến nay, các bác sĩ đã thực hiện 600 ca phẫu thuật. Trong đó chưa có bệnh nhân nào sau đó than phiền hay phải mổ lại.

Trong quá trình phẫu thuật, hệ thống robot giúp bác sĩ định vị vị trí mổ theo kế hoạch đã vạch sẵn từ trước với độ chính xác cao nhất. Nó giúp ca mổ được an toàn. Hai ngày sau mổ bệnh nhân có thể đi lại được. Trước đây những ca mổ vẹo cột sống, các bác sĩ có thể mất 10 giờ, về sau nhanh hơn thì 5 tiếng nhưng ngày nay có robot hỗ trợ nên chỉ mất 3 giờ.

Kỹ thuật này đã trở thành thường quy tại Bệnh viện Việt Đức. Việt Đức cũng là bệnh viện đầu tiên trên cả nước ứng dụng robot trong mổ cột sống.

Trên thế giới, ứng dụng robot hỗ trợ phẫu thuật đã được triển khai trong những năm gần đây và ngày càng hoàn thiện hơn về công nghệ, kỹ thuật. Robot nâng cao độ chính xác của phẫu thuật, giảm tối đa nguy cơ phơi nhiễm tia X của phẫu thuật viên và người bệnh.

Robot phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt cho bệnh nhân Sài Gòn
(Cảnh phẫu thuật có máu, độc giả cân nhắc trước khi xem)

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

22 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

6 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

7 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago