Categories: Dinh dưỡng

Rau mầm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn?

Các loại rau mầm từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong chế độ ăn hàng ngày. Nhưng liệu các loại rau mầm có thực sự bổ dưỡng hơn so với rau thông thường như nhiều người quảng cáo?

Rau mầm cũng là hạt giống

Các loại hạt hướng dương, hạt bí, hạt chia hay đậu xanh, đậu Hà Lan, hạt quinoa hay yến mạch,… đều là các loại hạt giống và có thể nảy mầm. Các hạt giống có chứa nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển thành cây non khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Về cơ bản, rau mầm chỉ là các hạt giống đã bắt đầu phát triển.

Chính vì vậy, để ngăn chặn việc phát triển thành rau mầm, các hạt giống thường được phơi khô, xay, nghiền nhỏ.

Rau mầm là các loại hạt giống bắt đầu phát triển.

Có nhiều cách chế biến rau mầm

Một số loại rau mầm, hạt mầm được sử dụng để làm bánh mì, bánh quy. Rau mầm cũng có thể được cho vào các món cuốn và các món bánh mặn, các món xào, salad, nấu canh,… Thậm chí một số người còn cho rau mầm vào các món sinh tố hay bột yến mạch ăn sáng.

Rau mầm có thể chứa nhiều dinh dưỡng hơn

Trong hạt giống có chứa các hợp chất giữ cho bản thân nó không nảy mầm cho tới khi gặp điều kiện thích hợp. Nhưng một khi hạt nảy mầm, các hợp chất này sẽ biến mất do sự bùng nổ của các enzyme. Các enzyme này giúp hạt giống có thể ngay lập tức sử dụng các chất dinh dưỡng, năng lượng nó cần để phát triển.

Chính vì vậy khi chúng ta ăn các loại hạt, rau mầm, các chất dinh dưỡng có trong đó cũng sẽ dễ tiêu hơn, tốt cho hệ tiêu hóa.

Các nghiên cứu về rau mầm hầu hết đều cho thấy chúng mang hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt các loại rau mầm từ gạo nâu, hạt dền và hạt kê có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plant Foods for Human Nutrition cho thấy hàm lượng chất xơ có trong các loại rau mầm từ gạo nâu tăng từ 6% lên tới 13% sau khi nảy mầm.

Cẩn thận khi tự trồng rau mầm

Một số hạt giống có thể được xử lý bằng các hóa chất độc hại, ảnh hưởng tới rau mầm khi hạt nảy mầm. Ngoài ra, các điều kiện cần thiết để hạt nảy mầm cũng là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Một số loại vi khuẩn như E. Coli, Listeria,… có thể khiến bạn mắc một số bệnh nguy hiểm.

Tốt hơn hết, nếu tự trồng rau mầm, bạn nên đảm bảo chế biến cẩn thận các loại rau mầm trước khi ăn, không nên ăn sống. Nếu mua ngoài, nên chọn những nguồn rau mầm được trồng tự nhiên, có kỹ thuật giúp hạt nảy mầm an toàn.

Vi Bùi H+ (Theo Health)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 day ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago