Categories: Sức khoẻ

Quy trình chăm sóc sức khỏe thai phụ nhiễm Zika

Trước thông tin 4 thai phụ nhiễm Zika, UBND và Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các bệnh viện chuyên khoa sản gấp rút xây dựng quy trình, chăm sóc sức khỏe thai phụ nhiễm bệnh.

Quy trình nói trên được giao cho Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2 bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương triển khai thực hiện.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai, hoặc trong 3 tháng đầu thai kỳ cần có biện pháp phòng muỗi đốt. Ảnh:WHO.

Trước đó, tại một buổi họp với các ban ngành liên quan, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã đề nghị các địa phương lập danh sách những thai phụ đang mang thai trên địa bàn. Theo bà Thu, việc này sẽ giúp công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bệnh do virus Zika đến các phụ nữ mang thai hiệu quả hơn. Đây cũng là phương pháp để phát hiện các thai phụ có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Tính đến ngày 6/11, cả nước đã có 38 người mắc bệnh Zika, trong đó riêng TP.HCM là 29 trường hợp. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhấn mạnh virus Zika có khả năng lây lan nhanh, bên cạnh dịch bệnh sốt xuất huyết đang vào những tháng cao điểm.

Ngày 3/11, UBND TP.HCM đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh sốt xuất huyết và Zika, do UBND, Sở Y tế và đơn vị liên quan phụ trách.

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP.HCM, trong vòng 5 tuần qua, mỗi tuần trung bình có 5 ca nhiễm Zika được phát hiện. Với 4 trường hợp thai phụ nhiễm virus Zika (3 cở TP.HCM, một ở Bình Dương), GS. Lân đề nghị cần gấp rút xây dựng quy trình chăm sóc sức khỏe thai phụ trong suốt quá trình mang thai. Quá trình này không chỉ bao gồm công tác khám, chữa bệnh mà còn phải bao gồm các liệu pháp tư vấn về tâm lý, sức khỏe tinh thần.

Với hơn 500 thai phụ tới khám thai mỗi ngày, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương đã áp dụng các biện pháp tư vấn, tầm soát cho thai phụ theo chỉ đạo của Bộ Y tế từ tháng 4/2016. Các tờ rơi, cung cấp kiến thức về căn bệnh, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cũng được phát thường xuyên.

Dù vẫn chưa có khuyến cáo hạn chế đi vào vùng dịch, nhiều cơ quan chức năng đã khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai, hoặc trong 3 tháng đầu thai kỳ cần có biện pháp phòng muỗi đốt và không đi đến các khu vực có người nhiễm bệnh. Nam giới nếu nghi ngờ mắc bệnh Zika cũng nên đến các bệnh viện trong hệ thống giám sát dịch bệnh của Sở Y tế để kiểm tra. Trường hợp nhiễm Zika và quyết định có con, cần phải chờ ít nhất 6 tháng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các phụ nữ có thai không nên đi du lịch ở các vùng có dịch Zika. Với 38 trường hợp nhiễm bệnh, Việt Nam đã được đưa vào bản đồ các nước có lưu hành bệnh này.

(Theo Zing)

    Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

    Tòa soạn Emdep.vn

    Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

    Điện thoại: 0437959783

    Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

    Hotline:0914926900

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

    SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

    3 hours ago

    Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

    Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

    1 day ago

    Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

    Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

    2 days ago

    Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

    Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

    3 days ago

    JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

    JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

    4 days ago

    Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

    Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

    4 days ago