Categories: Nuôi dạy trẻ

Quy tắc 3 phút giúp bố mẹ được con tin cậy tuyệt đối

Áp dụng quy tắc này, bạn sẽ luôn khiến con tin cậy và muốn kể mọi chuyện với cha mẹ.

Bạn dành bao nhiêu thời gian cho con khi đi làm về? Thông thường, chúng ta cần khoảng 30 phút để nấu bữa tối, 15 phút đọc sách cho con và chỉ một giây để hôn chúc bé ngủ ngon. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý người Nataliya Sirotich, Đại học Toronto, Canada, có 3 phút quan trọng nhất trong ngày bố mẹ nào cũng nên chú ý, theo Bright Side.

Nguyên tắc 3 phút

Theo nguyên tắc này mỗi lần gặp con, bạn hãy thể hiện như thể mình đã xa nhau lâu lắm (dù có thể bạn mới thấy bé 5 phút trước). Ngoài ra, điều cực kỳ quan trọng là hãy ở vị trí ngang tầm mắt trẻ và dành 3 phút ôm, hỏi con về những điều đã xảy ra khi bạn không ở bên. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đón con ở trường hay lúc bạn đi làm về. 

Hãy dành ngay 3 phút đầu tiên hỏi về một ngày của con khi mới đi làm về. Ảnh: Bright Side.

Tại sao nguyên tắc này hiệu quả

Theo chuyên gia tâm lý, trong những phút đầu gặp nhau, trẻ sẽ kể với bạn mọi thông tin mình nhớ được. 

Hậu quả của việc phớt lờ quy tắc 3 phút có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào tính cách từng trẻ. Một số bé không có cơ hội kể mọi việc với bố mẹ sẽ dần ngừng nói cả những điều quan trọng. Khi đó, cha mẹ có thể bỏ lỡ nhiều sự kiện đặc biệt. 

Nhiều trẻ khác sẽ vẫn trò chuyện cả tối, kể đủ thứ việc xảy ra, thậm chí còn thêm bớt vào. Bố mẹ của những trẻ này cũng có nguy cơ không nghe được nhiều điều, bởi với họ, một đứa trẻ luyên thuyên chỉ nói những điều vặt vãnh.

Điều cần chú ý:

Nguyên tắc 3 phút không có nghĩa là bạn chỉ nên dành 3 phút một ngày với con mà là phải dành 3 phút bên con ngay sau khi gặp trẻ để nghe được mọi thứ quan trọng con kể. 

Tương tự, để đạt tới mức độ hiểu trẻ thực sự, bạn có thể làm theo một số gợi ý từ các chuyên gia tâm lý:

– Dành thời gian mỗi ngày để làm điều bố mẹ và con đều thích khi ở bên nhau.

– Để trẻ hiểu là bạn đang lắng nghe con bằng cách nhắc lại thông tin con vừa kể.

– Đừng cường điệu hóa khi giả vờ vui mừng lúc gặp trẻ.

– Trở lại cuộc trò chuyện sau đó một chút, để trẻ biết bạn nhớ những gì con đã kể.

– Tránh những cuộc tranh cãi vô ích và kéo dài dù rõ ràng bạn đúng. Chỉ cần nói với con “Mẹ hiểu là con không đồng ý với mẹ”.

Vương Linh

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Thực phẩm gây tăng đường huyết nên hạn chế

Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể âm thầm làm tăng…

20 hours ago

Cách ăn cá gây hại sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư

Khi ăn cá thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng…

20 hours ago

Thực trạng bệnh đột quỵ não tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Hội đột quỵ thế giới mỗi năm có 12,2…

2 days ago

Bí quyết thanh lọc gan hiệu quả từ 5 loại độ uống này

Uống thường xuyên 5 loại đồ uống dưới đây trước khi đi ngủ không chỉ…

4 days ago

Bí quyết dưỡng tóc chắc khỏe từ dầu dừa cực hiệu quả

Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho mái tóc, khi sử dụng để…

4 days ago

Mùa nắng nóng nên uống nước gì tốt cho tim mạch

Nắng nóng nhiệt độ cao khiến cơ thể dễ bị mất nước nên có thể…

5 days ago