Khô mũi là hiện tượng màng nhầy trong các lỗ mũi bị khô và trở nên đau đớn do thời tiết hanh khô của mùa đông. Điều này gây ra nhiều khó chịu vì bạn sẽ khó thở. Nó không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị sớm, nó có thể gây ra nhức đầu, viêm xoang, khó thở.
Theo Boldsky, những người có thói quen hỉ mũi thường xuyên và hút thuốc cũng dễ bị khô mũi. Triệu chứng này cũng là do cảm lạnh, dị ứng và thiếu hụt một số dinh dưỡng nhất định.
Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp điều trị khô mũi mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Cho một ít dầu dừa ra chén, hâm nóng rồi nhúng tăm bông vào dung dịch này và bôi lên 2 lỗ mũi. Thực hiện cách này trước khi đi ngủ sẽ đạt hiệu quả cao.
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, làm giảm khô mũi hiệu quả. Ảnh:Boldsky.
Sử dụng tăm bông bôi một chút glycerin lên cả 2 lỗ mũi. Nó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô và đau mũi.
Đây là chất nhờn tự nhiên, cung cấp độ ẩm cho da, giảm đau và khô da. Chỉ cần đổ 2-3 giọt dầu mù tạt vào trong 2 lỗ mũi, hít từ từ.
Lấy một bát nước nóng, cúi sát đầu vào bát nước và che đầu bằng một chiếc khăn. Hít lấy hơi nước nóng. Thực hiện điều này 2-3 lần trong một lần xông hơi.
Trộn một vài giọt dầu hạnh nhân và gel lô hội với nhau. Sử dụng miếng bông thoa hỗn hợp lên lỗ mũi mỗi ngày một lần. Nó giúp giảm khô và kích ứng mũi.
Loại dầu này giúp dưỡng ẩm khoang mũi và ngăn ngừa kích ứng. Chỉ cần nhỏ 2-3 giọt dầu olive vào mũi khi bạn cảm thấy khó thở.
Đổ 2-3 giọt dầu mè vào mũi, sau đó ngửa đầu ra sau, cố gắng hít tinh dầu này. Thực hiện 2 lần mỗi ngày để giúp giữ ẩm cho mũi.
Phương Mai
Nguồn: Zing
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…