Điều hòa nhiệt độ trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là vào mùa hè với những gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó giúp điều hòa không khí trong căn phòng, mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái, giúp trẻ đỡ quấy khóc hơn.
Tuy nhiên, số khác lại cho rằng trẻ nhỏ không nên nằm trong phòng có điều hòa vì nó có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, gây nên các bệnh về phổi.
Vậy vào mùa hè, có nên sử dụng điều hòa nhiệt độ trong phòng cho con nhỏ?
Câu trả lời rằng có.
Theo Tiến sĩ Alvin N. Eden, bác sĩ nhi khoa cho rằng, nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ và người lớn tương tự nhau và bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong một môi trường mát mẻ. Trẻ không thể nào khỏe mạnh và dễ chịu nếu phải ở trong một căn phòng quá nóng.
Bên cạnh đó, khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kém hơn người lớn. Điều này dễ khiến bé mắc các bệnh về da do nóng quá như phát ban, mất nước, kiệt sức vì nóng hoặc say nắng.
Ngoài ra, theo một số chuyên gia cho rằng nằm trong phòng điều hòa và thông thoáng thích hợp sẽ giúp bé ngủ ngon, thoải mái và giảm nguy cơ mắc hội chứng SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ điều hòa được điều chỉnh quá thấp có thể khiến thân nhiệt của trẻ bị giảm, gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.
Vì thế, để sử dụng điều hòa an toàn cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
– Không đặt điều hòa chiếu trực tiếp vào giường hoặc nôi của trẻ nhỏ. Vị trí đặt này có thể khiến trẻ bị lạnh quá gây ảnh hưởng cho phổi và hệ hô hấp.
– Duy trì nhiệt độ phòng: Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài trời có thể ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa. Từ đó bé có thể bị lạnh đột ngột hoặc nóng bất thường mà mẹ không hề hay biết. Vì thế, thường xuyên theo dõi nhiệt độ môi trường để có những thay đổi trong nhiệt độ phòng thích hợp cho bé.
Cần nắm vững các quy tắc an toàn khi sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ
– Để nhiệt độ thích hợp: Tiến sĩ Saroja Balan khuyến cáo nên duy trì khoảng từ 23 đến 26 độ C cho phòng có trẻ nhỏ. Về đêm có thể sử dụng chức năng hẹn giờ đủ làm mát căn phòng và luôn có một nhiệt kế bên người để đo nhiệt độ trong phòng, đảm bảo sức khỏe của trẻ.
– Phòng điều hòa nên ưu tiên có cửa sổ để khi không sử dụng điều hòa nữa có thể mở cửa sổ giúp không khí được lưu thông, tránh tình trạng điều hòa làm khô mọi thứ trong phòng, mất đi độ ẩm, nhất là độ ẩm trên da của trẻ.
– Điều chỉnh nhiệt độ dần dần: Muốn tăng hay giảm nhiệt độ của điều hòa nên tăng/ giảm một cách từ từ, không nên giảm đột ngột. Việc tăng/ giảm đột ngột có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt ở trẻ.
– Nên đặt một chậu nước, cốc nước trong phòng điều hòa . Điều này sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu do khô hanh đem lại, giữ ẩm không khí trong phòng tốt hơn.
– Không nên cho bé ra ngoài ngay sau khi tắt điều hòa . Việc thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột có thể khiến trẻ bị khó thở, ốm. Nếu bạn có ý định đưa con ra ngoài, hãy hạ thấp nhiệt độ trong phòng rồi tắt dần và giữ bé trong phòng (không bật điều hòa) khoảng 15 phút, sau đó mới cho con ra ngoài để bé tập làm quen dần với nhiệt độ ngoài trời.
– Bật thêm quạt khi bật điều hòa : Việc bật quạt song song với bật điều hòa sẽ khiến khí lạnh trong nhà được khuếch tán đều hơn, giúp bé có nhiệt độ cơ thể tốt hơn.
Yhocvn.net (Theo Emdep)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…