Hô hấp

Phương pháp phòng bệnh khi giao mùa

Phương pháp phòng bệnh khi giao mùa

Quý 4 hàng năm là thời điểm phát sinh các căn bệnh theo mùa như cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp cấp, sởi, chân tay miệng… Nguyên nhân do miền Bắc đang vào thời điểm giao mùa thu đông, miền Nam tiết trời hanh khô khiến hệ miễn dịch suy giảm… Vậy, lứa tuổi nào cần chú trọng bảo vệ sức khoẻ khi thời tiết giao mùa.

Những đối tượng dễ mắc bệnh

Trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân do các loại virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, tác động vào hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh nhất là hệ hô hấp dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp…

Người trung & cao tuổi

Người cao tuổi thể lực yếu, cơ thể thường mắc các bệnh lý mạn tính về hô hấp, tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… khiến hệ miễn dịch suy giảm. Do đó khi thời tiết thay đổi dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu rất quan trọng bởi việc đau ốm, sử dụng thuốc rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Do đó việc phòng các căn bệnh trong thời điểm giao mùa được ưu tiên với thai phụ.

Phương pháp phòng bệnh khi giao mùa

Để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa, người dân cần tăng cường vận động để nâng cao thể trạng, ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng nhất là các thức ăn có nhiều vitamin có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi…

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ ấm cơ thể. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch bệnh…Lưu ý tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh khi giao mùa. Khi có biểu hiện bất thường cần đi khám để tư vấn của bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo giõi trẻ thường xuyên, khi thấy các biểu hiện húng hắng ho, ăn ít, quấy khóc, người hâm hấp sốt…cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Lời kết

Để bảo vệ sức khoẻ, không để các bệnh theo mùa ghé thăm, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần giữ ấm cơ thể, không để bị cảm lạnh. Ưu tiên giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân. Đảm bảo chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các loại hoa quả để bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng.

Song song với chế độ ăn cần duy trì luyện tập thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể. Lưu ý buổi sáng và buổi tối khi luyện tập cần lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường, tránh để cơ thể nhiễm lạnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

Virus bệnh cúm chớ xem thường

Bệnh cúm

Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

3 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago