Categories: Tin tức

Phát huy thế mạnh của hệ thống chính trị trong phòng chống vi rút Zika

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Zika vẫn diễn biến phức tạp. Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp lần thứ 2 của Ủy ban về tình trạng khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR 2005) về các chùm ca bệnh mắc chứng đầu nhỏ và sự rối loạn thần kinh tại một số nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do vi rút Zika. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ với vi rút Zika và muỗi Aedes Aegypti được xác định là véc tơ trung gian lây truyền vi rút Zika cho con người. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đến nay, đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền của vi rút Zika. Ngoài ra, muỗi Aedes Aegypti cũng chính là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành tại Việt Nam. Tháng đầu năm 2016, dịch sốt xuất huyết vẫn tiếp tục bùng phát ở một số khu vực phía Nam như: Khánh Hòa; Cần Thơ; Gia Lai… Bộ Y tế nhận định, bên cạnh công tác kiểm soát, xét nghiệm, phòng chống dịch xâm nhập qua cửa khẩu…, công tác diệt bọ gậy, lăng quăng là nhiệm vụ trọng tâm trong phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, cũng như bệnh sốt xuất huyết.

Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi các cấp chính quyền, người dân diệt bọ gậy, lăng quăng, phòng chống vi rút Zika (Nguyễn Tuấn)

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng

Để ngăn ngừa không để dịch bệnh do vi rút Zika xâm nhập, lây lan cũng như dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh trong khi mùa mưa sắp tới, Bộ Y tế vừa có công văn số 1396/CV-BYT và Chỉ thị số 05/CT-BYT đề nghị các tỉnh, thành phố tổ chức chiến dịch phòng chống Zika và sốt xuất huyết.

Bộ Y tế đề nghị, các Sở Y tế tăng cường truyền thông vận động người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, bệnh sốt xuất huyết; hướng dẫn người dân tham gia các hoạt động diệt muỗi, lăng quăng; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người dân các biện pháp phòng bệnh; Ủy Ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai chiến dịch "Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết", giao trách nhiệm cho công an, trưởng thôn, ấp, tổ trưởng tổ dân phố là người trực tiếp triển khai, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng của các hộ gia đình trong khu vực phụ trách; các cơ quan Ngoại vụ, Công an, Quốc phòng, Văn hóa – Thể thao và Du lịch tăng cường phối hợp với ngành Y tế trong việc khai báo, điều tra, quản lý người đi, đến, về từ vùng dịch về để kịp thời tư vấn, xét nghiệm khi cần thiết, đặc biệt đối với các bà mẹ mang thai, cũng như người có ý định mang thai nếu muốn đi đến các vùng có dịch.

Bộ, ngành phối hợp cùng ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch

Nhằm quản lý, giám sát, phòng chống vi rút Zika xâm nhập qua các cửa khẩu, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo để Sở hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp du lịch lữ hành, các khu, điểm du lịch và cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng khuyến cáo: đối với Doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế không nên tổ chức chương trình du lịch đến các vùng đang có dịch bệnh Zika. Khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ các thị trường liên quan đến dịch bệnh, cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế để thực hiện thủ tục kiểm tra sức khỏe cho du khách theo đúng quy định của Bộ Y tế; đối với các khu, điểm du lịch và cơ sở lưu trú, cần chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho du khách. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế địa phương để phòng, chống dịch bệnh, đồng thời kịp thời cung cấp thông tin đến các cơ quan chức năng về những du khách có dấu hiệu bất thường liên quan đến dịch bệnh Zika. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới cũng đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan trên địa bàn tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện các trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika xâm nhập.

Bộ Giáo Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn số 990/BGDĐT-CTHSSV về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika có thể xâm nhập vào nước ta. Theo đó, Bộ Giáo Giáo dục và Đào tạo chỉ thị các Sở Giáo dục và Đào tạo; trường đại học, học viện, trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chủ động phối hợp với các cơ sở y tế và cơ quan có liên quan của địa phương triển khai thực hiện: phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, quản lý tốt sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ nhân viên trong nhà trường; thông báo ngay cho các đơn vị y tế sở tại khi phát hiện có trẻ em, học sinh, sinh viên mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thực hiện tốt các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Giáo dục học sinh, sinh viên làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích cực giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn cho học sinh, sinh viên có ý thức và kỹ năng phát hiện bệnh; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; cung cấp đủ nước uống, nước sạch đảm bảo vệ sinh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ nhân viên nhà trường; thường xuyên làm vệ sinh môi trường trường học, đặc biệt là các công trình cấp nước, công trình vệ sinh. Tăng cữờng công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trường học theo quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các đơn vị kịp thời báo cáo Bộ về quá trình thực hiện công tác phòng chống dịch.

Mong rằng, với sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika của toàn hệ thống chính trị, một lần nữa, Việt Nam sẽ ngăn chặn thành công mối hiểm họa, không để dịch bệnh xâm nhập, bùng phát.

Bài: Như Hiển
Ảnh: Nguyễn Tuấn, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW

adminyhoc

Recent Posts

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

12 hours ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

15 hours ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

16 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

23 hours ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

2 days ago