Sidney David Gamble (1890-1968) sinh ra tại Cincinnati, bang Ohio, Mỹ. Ông là học giả nghiên cứu xã hội Trung Quốc, đồng thời ông cũng là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Khoảng thời gian từ năm 1917-1932, Sidney Gamble đã nhiều lần đến Trung Quốc và chụp lại những bức ảnh ghi lại cảnh con người và đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Bộ ảnh đã trở thành tư liệu quý hiếm về lịch sử đất nước Trung Quốc.
Ông được biết đến như là cháu trai của James Gamble, nhà sáng lập hãng Procter & Gamble (P&G). Ông lớn lên trong điều kiện hết sức đặc biệt, không chỉ được học và nghiên cứu tại Đại học Ivy League Princeton mà còn được học kỹ thuật chụp ảnh. Năm 1908, chàng trai Gamble khi đó vẫn còn nhỏ đã theo gia đình đến Trung Quốc du lịch. Ở đây, ông đột ngột bị thu hút bởi đất nước phương Đông chứa đầy sự huyền bí này. Nói theo cách nghĩ của Gamble, giống như trong quá trình ngắm những bông hoa, ông “bị con côn trùng tiêm trích.” Chính vì điều này mà ông đã có hành trình sống tại Trung Quốc vài chục năm.
Đến với mảnh đất phương Đông này, ông đã quen biết với Phí Bội Đức tại Đại học Chi Giang và họ đã trở thành những người bạn thân thiết. Vốn là người đam mê nhiếp ảnh cùng với sự quan tâm sâu sắc đến nền văn hóa thần bí tại Trung Quốc, tháng 6 năm 1917, ông và Phí Bội Đức cùng những người bạn khác đã đến Thượng Hải, đi ngược dòng sông Dương Tử để tìm đến xem ngắm cảnh vật và phong tục của người dân Tứ Xuyên. Ngoài ra, ông còn lên kế hoạch đến với Lhasa (nơi ở của thần linh) ở vùng biên cương Tây Tạng. Tuy nhiên, do ở đây xảy ra bạo loạn, ông không thể đi tiếp vào bên trong, tuy nhiên, trên đường đến Lhasa, ông đã chụp được 3500 bức ảnh đen trắng mang rất nhiều nội dung phong phú về mảnh đất cùng con người nơi đây.
Năm 1968, Gamble qua đời tại New York. Năm 1984, con cháu của ông đã tìm thấy bộ ảnh ông chụp được cất trong một hộp đựng giày. Đây là một bộ ảnh khá tuyệt vời nên đã gây được tiếng vang lớn ở Mỹ, sau đó là ở Trung Quốc. Bộ ảnh được triển lãm lần đầu tiên tại Bắc Mỹ vào năm 1989. Tiếp theo là một tour triển lãm ảnh tại 19 bang của Mỹ và 13 tỉnh thành của Trung Quốc.
Để những bức ảnh được bảo quản một cách tốt nhất, bà Catherine đã quyên tặng bộ ảnh của cha mình cho Đại học American Duke, cơ quan lưu trữ tài liệu và thư viện.
Chúng ta có thể điểm xuyến những bức ảnh và ngược dòng thời gian để trở lại với lịch sử một thời đáng nhớ của Trung Hoa tươi đẹp trong con mắt của một người Mỹ quốc.
Gamble cùng bộ ảnh của ông…
Hôn lễ diễn ra tại Bắc Kinh được chụp vào năm 1917-1919.
Ông chủ và kế toán tại Bắc Kinh được chụp vào năm 1917-1919.
Nhóm người đeo nhạc cụ đang đi giữa đường phố Bắc Kinh chụp năm 1917-1919.
Trẻ em mầm non Bắc Kinh chụp năm 1917-1919.
Người thợ mộc đem theo dụng cụ đi trên đường phố Bắc Kinh năm 1917-1919.
Công nhân nhà máy ở thảm dệt tại một xưởng dệt ở Bắc Kinh, ảnh chụp năm 1917-1919.
Cậu bé nhặt rác tại Bắc Kinh chụp vào năm 1917-1919.
Một trò chơi dân gian Trung Quốc ảnh chụp 1917-1919.
Người thợ bận rộn làm việc trong xưởng mộc, chụp năm 1917-1919.
Hình ảnh mẹ bế con nơi đường phố Bắc Kinh chụp năm 1917-1919.
Người phụ nữ ăn mày bế theo một em bé tại đường phố Bắc Kinh năm 1917-1919.
Ảnh chụp người mù trên đường khoảng năm 1917-1919.
Ảnh một vị lạt ma chụp vào năm 1917-1919.
Điệu khiêu vũ trong nghi thức làm lễ của một vị thầy mo, chụp giữa năm 1917-1919.
Xưởng máy móc thiết bị chụp năm 1917-1919.
Khung cảnh trường thi, ảnh chụp năm 1917-1919.
Tù nhân trong một trại giam ở Bắc Kinh, ảnh chụp giữa năm 1917-1919.
Các tù nhân đang làm diêm tại nhà tù ở Bắc Kinh năm 1917-1919.
Cầu Kiều bên hồ tại Côn Minh trong cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh (Di Hòa Viên), ảnh chụp 1917-1919.
Con hẻm lầy lội sau trận mưa ở Bắc Kinh, chụp năm 1917-1919.
Các hình nộm bằng giấy trong một đám tang, ảnh chụp năm 1917-1919…
Cảnh người buôn bán trước cổng đài quan sát ở Bắc Kinh, ảnh chụp 1917-1919.
Bác sĩ người phương Tây khám bệnh cho một em bé ở Thiên Tân năm 1917-1919.
Ảnh chụp tại lễ cưới của một gia đình ở Thiên Tân năm 1917-1919.
Một người đàn ông họ Châu tại Thiên Tân năm 1917-1919.
Xe ngựa đầu đường ở Thiên Tân giữa năm 1917-1919.
Người tị nạn sống trong những túp lều nhỏ vào năm 1917-1919.
Cỗ xe ngựa rước dâu tại Thiên Tân năm 1917-1919.
Cảnh sát Thiên Tân, ảnh chụp năm 1917-1919.
Người bán hành tỏi rong trên đường phố tỉnh Hà Bắc, ảnh chụp năm 1917-1919.
Mừng lễ khởi công con đường mới trước nhà thờ Cơ Đốc giáo tại thị trấn Đông Quan, Quảng Đông. Ảnh chụp vào năm 1917-1919.
Ấm trà lớn tại Hàng Châu, ảnh chụp 1919.
Nghệ nhân làm trống biểu diễn kỹ xảo ở đầu đường tại Hàng Châu năm 1919.
Người thợ đang hoàn thiện một chiếc ô tại Quảng Châu năm 1919.
Thuyền vận chuyển gỗ trên kênh tại Hàng Châu năm 1917-1919.
Trường Tư thục Hàng Châu, ảnh chụp vào khoảng năm 1917-1919.
Xe Trâu kéo, ảnh chụp khoảng năm 1917-1919.
Quán ăn đường phố tại Quảng Châu chụp khoảng năm 1917-1919.
Cảnh quán vui chơi giải trí tại Hàng Châu giữa năm 1917-1919.
Ngọn tháp cổ tại Hàng Châu, chụp giữa năm 1917-1919. Ngọn tháp này đã bị sụp đổ vào năm 1924.
Ngọn tháp trong chùa Trấn Phong thị trấn An Khánh, tỉnh An Huy, ảnh chụp năm 1917-1919.
Khách hành hương Tế Nam – Sơn Đông nghỉ chân tại một ngôi miếu, ảnh chụp năm 1917-1919.
Trẻ em tại trại mồ côi Dục Anh Đường ở tình Hà Bắc. Ảnh chụp năm 1919.
Người vô gia cư sống trong ngôi nhà cũ rách năm 1917-1919.
Xe cày, một loại dụng cụ của người nông dân năm 1917-1919.
Phiên chợ bán lợn tại vùng nông thôn Trung Quốc năm 1917-1919.
Gia đình một người ngoại quốc tại Hà Nam năm 1917-1919.
Binh sĩ tại Quảng Châu năm 1917-1919.
Một nhóm người Trung Quốc năm 1917-1919.
Tiệm cắt tóc đường phố Nghi Xương, Hồ Bắc, năm 1917.
Bến thuyền tại Nghi Xương, Hồ Bắc năm 1917-1919.
Người bán hàng rong tại Nghi Xương, Hồ Bắc năm 1917-1919.
Những người tiều phu sống tại Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1917.
Một nhóm các em nhỏ phía sau ngôi chùa Lạt ma Tây Tạng tại Tứ Xuyên năm 1917.
Hộ gia đinh ngươi Tây Tạng tại Tứ Xuyên năm 1917.
Gia đình người Tây Tạng tại thôn Cao Ích Trai, huyện Tạp Cốc, tỉnh Tứ Xuyên năm 1917.
Xe cút kít với mái che nắng tại Tứ Xuyên năm 1917.
Nông dân làm giầy rơm tại tỉnh Tứ Xuyên năm 1917.
Sạp bán trái cây tại Tứ Xuyên năm 1917
Chủ trì một ngôi chùa tại tỉnh Tứ Xuyên năm 1917.
Trẻ em đường phố Trùng Khánh năm 1917.
Cuộc sống nơi đường phố Tứ Xuyên năm 1917-1919.
Người Nepal tại Macao năm 1917-1919.
Dưới hiên nhà của một hộ gia đình tại Tứ Xuyên năm 1917.
Một nhóm nông dân năm 1917-1919.
(Ảnh: Gamble / Network Graphics)
San San
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…