Cùng với “trào lưu” bác sĩ xin nghỉ việc tại BV, dư luận lại bất ngờ với việc hai trường Đại học Y danh giá nhất cả nước là Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược Sài Gòn đã không tuyển đủ chỉ tiêu bác sĩ như dự kiến.
Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm, Trường Đại học Y Hà Nội không tuyển đủ chỉ tiêu ngành bác sĩ đa khoa và Trường Đại học y khoa danh giá nhất Sài Gòn là trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cũng hạ điểm chuẩn, tuyển bố sung hơn 400 chỉ tiêu, thậm chí ngay cả những ngành xưa nay vốn được cho là hot cũng không đủ chỉ tiêu.
Theo thông báo của trường Đại học Y Hà Nội, ngoài hai ngành “hot” là Y Đa khoa và Răng Hàm Mặt không tuyển bổ sung, hầu hết các ngành đào tạo của Trường ĐH Y Hà Nội đều tuyển không đủ chỉ tiêu. Nhiều ngành chỉ mới gọi được 50% số lượng thí sinh trúng tuyển. Cùng với đó, năm nay cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Y dược TP.HCM phải tuyển bổ sung đợt 2. Đặc biệt, trong 12 ngành phải xét tuyển bổ sung có cả ngành đào tạo “hot” như Răng Hàm Mặt.
Điều này đã khiến nhiều người bất ngờ và đặt ra câu hỏi phải chăng các thí sinh đã không còn “mặn mà” với các trường Y, Dược…?
Nhìn từ phía người trong cuộc, trên Facebook của bác sĩ Lý Mai Thơ, BVĐK Tuyên Quang cho biết, không bố mẹ nào làm ngành Y muốn cho con theo nghề của mình. Vị bác sĩ này đã chia sẻ thông tin trên Facebook và viết “Thực tế thôi, vào khó, học khổ, lương thấp, áp lực thì nhiều, có bố mẹ nào ngành Y muốn con mình theo nghề đâu. Nên chăng cần có cái nhìn khác từ xã hội, chính sách của Nhà nước ….”.
Cùng quan điểm này, chị Nguyễn Thị Thuyến, cán bộ y tế ở quận Kiến An, TP Hài Phòng có con sang năm thi vào đại học cũng khẳng định. Vì mình công tác trong ngành y, nên không bao giờ mình cho con thi vào ngành y. Trên Facebook của một bác sĩ chia sẻ , “khách tát tiếp viên hàng không bị cấm bay, phạt tiền. Nhân viên y tế bị hành hung còn chịu thêm “búa rìu” dư luận. Xem ra nhân cách nhân viên y tế thua xa tiếp viên hàng không. Chuyện gì đến sẽ phải đến: tuyển sinh nghề Y bị ế..”!
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai cho biết, làm việc trong ngành y có rất nhiều áp lực, thậm chí là công việc nặng nhọc, không kể giờ giấc bất kể ngày đêm, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng nếu gặp phải những kẻ côn đồ. Nếu làm sai hoặc làm không tốt thì phải “hứng chịu” búa rìu dư luận …
sai sót thì dư luận lên án tràn lan rất nhanh; và hành xử bác sĩ bằng luật rừng.Đối với nhiều người thì chỉ có sức khỏe và tính mạng bệnh nhân là quí,là phải nâng niu giữ gìn còn sức khỏe và tính mạng bác sĩ là đồ bỏ đi nên thoải mái mà đánh,đập, đâm chém.
Một trong những thí dụ dễ nhận thấy áp lực cho ngành y là câu chuyện tiêm chủng mở rộng: trong vài chục năm nay y tế Việt Nam được sự hỗ trợ của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra sức tuyên truyền, cán bộ y tế khắc phục khó khăn (thiếu người, thiếu phương tiện thiếu thuốc) để mở rộng tiêm chủng phòng bệnh cho toàn dân, trong đó đặc biệt chú ý đến trẻ em.
Thành tựu đã rõ ràng, Việt Nam đã được WHO đánh giá cao về việc xóa bỏ một số bệnh dịch hàng đầu như sởi, bại liệt, ho gà, bạch hầu, đậu mùa… Thế nhưng thời đại thông tin bùng nổ lại đem đến nhưng bất lợi cho chương trình tiêm chủng mở rộng: một số trẻ tiêm vắc – xin bị phản ứng với thuốc có trẻ bị sốc phản vệ, có trẻ chết – thành tựu to lớn của TCMR bị quên hết để mỗi khi có một cháu bé bị bệnh hoặc tử vong liên quan đến vắc – xin là dư luận xà hội sôi lên sùng sục, chất vấn, điều tra, lên án, đòi hỏi, thậm chí tẩy chay, các mẹ bảo nhau không cho con đi tiêm chủng nữa. Vắc – xin sởi nhập về “ế” ,tỉ lệ tiêm phòng sụt xuống, không đủ để ngăn ngừa dịch bệnh trong cộng đồng, dịch sởi năm 2014 xảy ra: hàng nghìn hàng vạn trẻ mắc bệnh sởi: bệnh viện nhi và các khoa nhi quá tải, hàng trăm trẻ chết vì sởi biến chứng ‘chạy hậu”.
Trong khi nhân viên y tế căng người ra chạy chữa, chăm sóc, có cán bộ y tế cả tuần thường trực ở bệnh viện để chống dịch, chăm sóc bệnh nhân thì dư luận xã hội, báo chí lại sôi sùng sục lại than vãn, đòi hỏi và có cả lên án là ngành y đã thiếu chú ý đến y học dự phòng, không tuyên truyền cho dân đi tiêm chủng. Cứ như vậy, thành một vòng luẩn quẩn khiến ai cũng mệt mỏi. Rồi sẽ đến lúc ngành y không tuyển được bác sĩ. Nói về việc này PGS.Bs Phạm Duệ cho biết: ngay tại bệnh viện Bạch Mai không phải khoa nào cũng dễ tuyển bác sĩ: như Trung tâm Chống độc mấy năm nay cũng chưa tuyển được bác sĩ chống độc. Một trong những nguyên nhân mà sinh viên không mấy mặn mà với Bác sĩ chống độc là làm việc vất vả, cường độ công việc cao, nhưng lương thấp và khó kiếm việc làm thêm ngoài giờ … Mặt khác, đào tạo bác sĩ đầu vào khó, thời gian đào tạo dài nhưng hệ số lương bất hợp lý.
Có Thạc sĩ làm mười năm nay nhưng hệ số lương chưa được 4.00.Với chuyên ngành chống độc lương thì ít, khó khăn thì nhiều việc khó tuyển bác sĩ sẽ làm cho Trung tâm không đủ nhân lực để phát triển, hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn phức tạp của 1 đầu tầu trong công tác phòng chống ngộ độc PGS. Duệ lo ngại.
H. Nguyên
Nguồn: SKDS
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…