Categories: Sức khoẻ

Ổ bệnh từ những chiếc ly lâu ngày không rửa

Những chiếc ly uống nước lâu ngày không được súc rửa có thể gây ra những nguy hại khôn lường.

Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Do đó, khi dùng lại ly tách nhiều lần, bạn không chỉ tạo một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng phát triển. Khi bạn uống lại chiếc ly đó, vi khuẩn có thể làm phát sinh nhiều căn bệnh không ngờ.

Có mặt phổ biến trong những chiếc ly đó là các vi khuẩn, virus, vi trùng gây bệnh đường ruột do chúng sinh trưởng rất tốt ở nơi ẩm ướt. Do đó, mỗi khi bạn uống nước bằng ly này, tức là bạn đang nuốt rất nhiều loại vi khuẩn "trên trời rơi xuống" vào cơ thể.

Nếu bạn đang bị bệnh, vi khuẩn lưu lại trên ly bạn uống. Và nếu bạn không rửa ly và làm sạch ly trước khi uống lần sau, vi khuẩn ấy sẽ tự nhân lên vô số khiến bạn đổ bệnh lần nữa.

Càng nhiều người dùng chung ly, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao. Bởi vậy, hãy sắm riêng ly cho mình và súc rửa sạch chúng sau mỗi lần sử dụng.

Cạnh đó, nguồn nước uống cũng có thể góp phần vào việc lây lan vi khuẩn. Không như nước máy, nước đóng chai, nước giếng không có thêm chất chlorine để ngăn chặn bớt vi khuẩn sinh sôi, nên nếu chiếc ly ấy được nhiều người dùng, các loại vi khuẩn, vi trùng, virus đường ruột sẽ được "trao đổi" qua lại, gây ra những căn bệnh đường ruột, thậm chí gây nên ói mửa, tiêu chảy.

Đặc biệt là ly nhựa được dùng trong thời gian dài sẽ bị suy thoái dần, có nhiều vết nứt, rãnh cho vi khuẩn bám vào, tích tụ lại. Bạn nên dùng ly thủy tinh có thể làm khô tốt hơn, do đó làm giảm lượng vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn.

Theo PLO

LAN THẢO

Nguồn: Giáo dục Online

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

4 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago