Mặc dù chưa thể trả lời câu hỏi cung điện Đan Dương và lăng vua Quang Trung ở đâu nhưng kết quả khảo cổ học đã phát hiện dấu tích của công trình kiến trúc lớn.
Chiều 9.1, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế công bố kết quả bước đầu về công tác thăm dò khảo cổ học gò Dương Xuân, nơi nghi có dấu tích cung điện Đan Dương và lăng mộ vua Quang Trung.
Trước đó, từ ngày 7 – 20.10.2016, thực hiện quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế, các phòng, ban của Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế, khoa Lịch sử Trường đại học Khoa học Huế tiến hành đào 5 hố thám sát khảo cổ học tại gò Dương Xuân (thuộc ấp Bình An cũ, nay thuộc phường Trường An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế).
Theo báo cáo của Viện Khảo cổ học, kết quả thám sát ở 5 hố đã phát hiện và thu được nhiều hiện vật về sành sứ, gạch, ngói, dấu hiệu di tích mộ táng (tại hố số 2, xuất lộ chum sành vỡ ở góc tây nam); nền móng cát, sỏi (hố số 4 phát hiện cụm cát vàng, tơi xốp lẫn sỏi).
Đặc biệt, ở hố đào số 5a và 5b, đoàn khảo cổ đã phát hiện dấu tích của một công trình kiến trúc, cụ thể là đã phát hiện các lớp đá được xếp chỗ hai lớp, chỗ ba lớp, mỗi viên đá có kích thước trung bình dài 35 cm, rộng 25 cm, dày 22 cm.
PGS-TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam (cầm micro) đang báo cáo kết quả bước đầu công tác thăm dò khảo cổ gò Dương XuânẢNH: BÙI NGỌC LONG
Từ quy mô bước đầu nhận định lớp đá ở hai hố đào 5a và 5b có liên quan đến kiến trúc lớn, rất có thể là móng tường, móng thành phần trên đã bị các hoạt động của cư dân hiện tại xâm lấn.
Về niên đại, dựa vào tổng thể di tích, tư liệu địa tầng, các mảnh sứ có ghi niên đại, các mảnh sành, gạch ngói…bước đầu có thể đoán định niên đại di tích gò Dương Xuân tập trung từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 và kéo dài đến thế kỷ 20.
Từ những phát hiện trên, Viện Khảo cổ học kiến nghị tiếp tục mở rộng diện thăm dò, khai quật tại hố số 5, để tìm hiểu quy mô của kiến trúc đá, nghiên cứu kỹ công năng của kiến trúc này. Tiếp tục khảo sát, thăm dò nghiên cứu khu vực gò Dương Xuân (trọng tâm là khu vực chùa Vạn Phước) nhằm tìm hiểu phân bố cụ thể của di tích, thu thập thêm các tư liệu hiện còn lưu giữ trong và trên mặt đất, trong nhân dân… để tiếp tục tìm kiếm dấu tích cung điện Đan Dương và lăng mộ vua Quang Trung.
Sau đây là các hiện vật được phát hiện và thu giữ ở 5 hố đào thám sát khảo cổ học tại gò Dương Xuân:
Theo Thanhnien
Xem thêm
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…