Nỗi lo của cha mẹ khi con 7-8 tuổi đã có ngày ‘đèn đỏ’

Tại phòng khám Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), chỉ trong một tiếng, khoảng 4 em bé từ 6-8 tuổi chờ khám với cùng nỗi lo dậy thì sớm.

Cụm từ “dậy thì sớm” không còn xa lạ với nhiều cha mẹ, giờ đây con lớn nhanh hơn bạn bè chưa chắc đã là niềm vui với họ.

Đưa con đi khám vì dậy thì sớm

Bé Nguyễn Thị Hạnh (8 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội) là một trong số đó. Bố mẹ ly hôn, Hạnh ở với bố. Tại phòng khám Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), Hạnh được bố đưa đi kiểm tra. Gương mặt anh Nguyễn Văn Mạnh (bố cháu Hạnh) lộ vẻ lo lắng và khó xử.

Anh Mạnh cho biết cách đây 4 tháng, cháu Hạnh kêu đau tức ngực, nhưng bản thân anh cho rằng do con nô đùa trên trường nên không để ý.

Mới đây, khi đang ở cơ quan, anh Mạnh bất ngờ nhận được điện thoại từ cô giáo chủ nhiệm của con gái gọi đến đón cháu về. Anh vội vàng chạy đến trường thấy con gái bị ra máu vùng kín. Anh hoảng sợ vì nghĩ con gái bị xâm hại.

Sau đó, cháu Hạnh kể lại bản thân không bị ngã, không bị ai trêu và đụng vào “vùng kín”, cùng với lời giải thích của cô giáo, lúc này, anh Mạnh mới hay con gái 8 tuổi của mình bắt đầu có kinh nguyệt.

“Vợ chồng tôi chia tay nhau, tôi nhận nuôi cháu từ nhỏ, những vấn đề này với đàn ông đúng là quá khó, hơn nữa cháu còn quá nhỏ để tôi nghĩ đến việc này. Tôi có tìm hiểu qua Internet và người thân thì được biết cháu dậy thì quá sớm nên đã đưa con tới đây khám”, anh Mạnh chia sẻ.

Tại phòng khám Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), số bệnh nhân là các cháu gái nhỏ được bố mẹ đưa đến khám do dậy thì sớm khá đông.
Ảnh: T.H.

Chị Nguyễn Thị My (ở Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) cũng không giấu được sự lo lắng khi con gái mới 7 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì. Chị cho biết con gái ngay từ khi 6 tuổi đã có dấu hiệu ngực nở hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng gia đình không bận tâm vì nghĩ cháu béo và lớn hơn các bạn.

Tuy nhiên, khi sang 7 tuổi, một buổi chiều, cháu Quỳnh hoảng sợ nói với mẹ: “Mẹ ơi, con ăn gì mà bị xuất huyết. Mẹ đưa con đi viện khám đi”. Sau khi kiểm tra, chị My giật mình phát hiện con gái đã bắt đầu có kỳ kinh đầu tiên.

Tại phòng khám Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), Quỳnh ngồi trong vòng tay mẹ, ăn bim bim, nũng nịu mẹ. Nhìn nét ngây thơ, hồn nhiên của đứa trẻ, không ai nghĩ cháu đã bắt đầu phải trải qua “giai đoạn của chị em”.

Vì sao trẻ sớm thành người lớn?

TS.BS Bùi Phương Thảo – Phó khoa Nội tiết- Chuyển hoá – Di truyền – cho biết những trường hợp như trên hiện nay không phải là hiếm gặp. Nhưng bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, nên đưa con đến thăm khám, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhi.

“Hiện nay đối với nữ các dấu hiệu dậy thì thường bắt đầu từ 8 tuổi, còn nam là 9 tuổi. Nếu xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi sẽ được coi là sớm. Ngược lại, nếu nữ sau 13, nam sau 14 mà chưa dậy thì thì sẽ được coi là muộn”, TS Thảo cho hay.

Mộttrẻ mới chỉ 6 tuổi đã phải tới khám do có dấu hiệu dậy thì sớm. Ảnh: T.H

Theo đó, dấu hiệu dậy thì ở nữ thường xuất hiện các biểu hiện như vùng tuyến vú phát triển, bắt đầu có lông mu, thay đổi tâm lý, có kinh nguyệt… còn nam thường là vỡ tiếng, dương vật phát triển, xuất hiện lông mu.

“Với các bé gái có tuyến vú phát triển trước 8 tuổi, nhưng khi đi khám tuổi xương vẫn bình thường, tử cung, lông mu không phát triển thì đó không được coi là dậy thì sớm”, TS Thảo lưu ý.

Theo TS Thảo, khó xác định được nguyên nhân khiến trẻ hiện nay dậy thì sớm. “Hiện nay, trẻ (cả nam và nữ) dậy thì sớm hơn so với thời gian 10-20 năm về trước. Đây là một xu thế tất yếu, vì xã hội phát triển, chất lượng sống đang ngày càng nâng cao”, TS Thảo nhận định.

Còn theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế – Khoa Khám tư vấn Dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc trẻ dậy thì sớm có thể là do ảnh hưởng nhiều từ môi trường như phim ảnh, sách truyện, người lớn… Về chế độ ăn, chuyên gia cho biết chưa có bằng chứng rõ ràng từ thực phẩm gây dậy thì sớm.

“Hiện nhiều trẻ nghiện đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều ông bà, bố mẹ trong việc cho trẻ ăn uống. Chúng ta chỉ có thể nói các thực phẩm này gây nguy hiểm đến sức khỏe vì không đảm bảo vệ sinh, còn ảnh hưởng đối với việc dậy thì sớm thì chưa thể kết luận”, TS Hưng cho hay.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý việc cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều dẫn đến béo phì cũng là một nguy cơ thúc đẩy bé dậy thì sớm. Do đó, chuyên gia khuyến cáo bố mẹ cần duy trì cho trẻ chế độ ăn khoa học, tăng cường vận động và sinh hoạt lành mạnh. Khi có biểu hiện dậy thì sớm, trẻ cần được thăm khám để đưa ra giải pháp phù hợp.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Dạy trẻ tự bảo vệ trước nguy cơ bị xâm hại Phụ huynh và nhà trường nên dạy trẻ tự bảo vệ trước nguy cơ bị xâm hại từ cấp mẫu giáo.

Thanh Hà
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago