Categories: Chuyên khoa

Những tiêu chuẩn cho máu an toàn

Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.

Mục tiêu của y tế là chữa cho người bệnh khỏi bệnh chứ không làm cho họ mắc thểm bệnh. Do đó để có đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn thì nguyên liệu (người cho máu) phải đạt những tiêu chuẩn quốíc gia, quốic tế mới được cho máu.

Những tiêu chuẩn lâm sàng

Người cho máu phải là những người khỏe mạnh

Hoàn toàn tự nguyện, phải sẵn sàng hợp tác với thầy thuốc. Đây là biện pháp tự sàng lọc mình.

Người cho máu phải có hố sơ theo dõi sức khỏe

Về thời gian cho máu (với người cho máu nhắc lại) còn với người cho máu lần đầu phải có giấy tờ tùy thân, địa chỉ rõ ràng… để ngân hàng máu quản lý.

Tuổi

Nam: Từ 18 đến 60 tuổi.

Nữ: Từ 18 đến 55 tuổi.

Thời gian cho máu

Thời gian tối thiểu giữa hai lần cho máu là 2,5 tháng.

Đốì với nam không nên cho quá 4 lần trong một năm. Đối với nữ không nên cho quá 3 lần trong 1 năm. Đối với cho huyết tương, cho tiểu cầu thời gian quy định khác.

Số lượng máu cho

Lượng máu tối đa của mỗi lần cho máu bằng 1/13 lượng máu (trong cơ thể có khoảng từ 4 đến 5 lít máu) hoặc tính một cách khác từ 5 đến 7ml/lkg thể trọng thì hoàn toàn không có ảnh hưởng cho sức khỏe. Hiện nay chúng ta quy định đơn vị máu là 250ml và 350ml.

Người cho máu phải đạt tối thiểu

Nam    : > 45 kg.

Nữ      : > 40 kg.

Huyết áp: phải ở giới hạn bình thường huyết áp tối đa 70mmHg.

Người cho máu phải: tuyệt đối an toàn không có nguy cơ lây bệnh.

Người cho máu không được mắc các bệnh lây lan qua con đường truyền máu:HBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét.

Người cho máu không phải là người nghiện hút tiêm chích ma tuý.

Người cho máu không phải là người có quan hệ tình dục đồng giới, khác giới với người ngoài hôn nhân (mại dâm, lây nhiễm HIV, tiêm chích ma tuý).

Người cho máu không phải là tù nhân đang bị giam giữ.

Người cho máu không phải là người vừa nhận máu và chế phẩm máu (dưới 1 năm) còn > 2 năm phải được xem xét kiểm tra xét nghiệm một cách thận trọng.

Người cho máu không phải là người vừa tiêm chủng vaccin, vừa uống thuốc như aspirin v.v…

Người cho máu không phải là người cư trú trong vùng có nguy cơ sốt rét cao trong thời gian > 6 tháng.

Người cho máu không có các tiền sử mắc bệnh tim mạch, gan, thận, hô hấp v.v… và các bệnh khác nữa.

Những tiêu chuẩn xét nghiệm

Huyết sắc tố

Nam: > 120 g/l.

Nữ: >110 g/l.

Ở các cơ sở lớn có điều kiện quy định chung cả nam và nữ huyết sắc tố >120 g/1.

Các xét nghiệm

HBsAg: phải âm tính.

Anti HIVl-2: phải âm tính.

Anti HCV: phải âm tính.

Giang mai (RPR, TPHA): Phải âm tính.

Ký sinh trùng sốt rét: không có.

Men gan: ALT (khi có điều kiện): phải ở giới hạn bình thường.

Và một số xét nghiệm khác khi có nhu cầu.

Người cho máu và những tiêu chuẩn cho máu an toàn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền máu an toàn.

Mỗi người dân nhất là những cán bộ làm công tác truyền máu hiểu và thực hiện đúng những quy định về người cho máu sẽ góp phần quan trọng đảm bảo an toàn cho người bệnh.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

22 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

23 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago