Ngủ nướng
Thay vì thức dậy đúng giờ để đi làm như những ngày bình thường, nhiều người chọn cách ngủ nướng trong ngày cuối tuần. Thậm chí, nhiều người còn tận dụng buổi tối trước đó (thường là tối thứ 6, hoặc thứ 7) để vui chơi, tụ tập thâu đêm rồi ngủ nướng cả ngày hôm sau. Thực tế, việc ngủ nướng như vậy không hề tốt cho sức khỏe bởi nó làm loạn nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể, khiến cơ thể thêm phần mệt mỏi. Ngoài ra, việc ngủ nướng còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, giảm lượng máu lưu thông, khiến chân tay bị tụ huyết, sự sinh trưởng và phát triển của các tế bào trong cơ thể, cũng như các tế bào thần kinh bị hạn chế, gia tăng quá trình lão hóa, làm giảm khả năng miễn dịch.
Ngủ nướng ngày cuối tuần không hề có lợi cho sức khỏe (ảnh minh họa)
Bỏ bữa sáng
Đi kèm với thói quen xấu ngủ nướng cuối tuần là việc bỏ bữa sáng. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày, giúp cung cấp năng lượng, dinh dưỡng để khởi động ngày mới. Không ăn sáng tức là cơ thể thiếu hụt nguồn năng lượng, não cũng không được cung cấp đủ dinh dưỡng, máu lưu thông kém nên dễ làm cho bạn cảm giác càng mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt, những ngày bình thường trong tuần bạn ăn sáng đầy đủ, đột nhiên ngày cuối tuần bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể bị loạn nhịp, không tốt chút nào. Bỏ bữa sáng cũng khiến hệ miễn dịch rối loạn, suy giảm là điều kiện cho bệnh tật tấn công.
Một số người lại gộp bữa sáng và bữa trưa làm một trong ngày cuối tuần. Điều này cũng không tốt vì dạ dày sau nửa ngày trống rỗng bỗng nhiên được nạp một lượng thức ăn quá lớn có thể sẽ khiến dạ dày quá tải, làm chúng ta bị chướng bụng, đầy hơi, cảm giác ấm ách, khó chịu.
Ăn uống không lành mạnh
Nhiều người có chế độ ăn uống khỏe mạnh trong suốt cả tuần, nhưng lại ăn uống “vô tội vạ” vào dịp cuối tuần. Nhiều người lười ra ngoài ăn nên gọi đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh mang đến tận nhà. Mà lượng dinh dưỡng trong đồ ăn nhanh hoặc quà vặt luôn không cân bằng, có nhiều thành phần như mỡ cao, đường cao. Hậu quả là cơ thể bạn đột ngột phải đón nhận lượng calo quá lớn, tiêu thụ không hết thì tích tụ lại, dẫn đến tăng cân, béo phì, các bệnh mỡ máu, tiểu đường…
Giải quyết việc tồn đọng
Nhiều người tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần để giải quyết nốt công việc còn tồn đọng trong tuần, thậm chí dành cả ngày ở nhà vùi đầu vào công việc. Điều này rất không tốt cho sức khỏe vì sau một tuần đầu óc căng thẳng với công việc, cuối tuần là dịp để trí óc thư giãn, nghỉ ngơi, cơ thể nạp năng lượng “chiến đấu” trong tuần tới. Làm việc cả ngày cuối tuần tức là bắt thể lực, trí lực luôn luôn trong tình trạng phải hoạt động trọn vẹn cả tuần, cơ thể dễ bị kiệt sức, giảm sự sáng tạo. Vì thế, nếu vẫn còn công việc cần giải quyết, bạn cũng chỉ nên dành tối đa 30 phút để làm việc, sau đó tạm gác lại để cơ thể có dịp phục hồi. Nếu bạn là người “nghiện” việc, để không bị công việc “quyến rũ”, tốt nhất không nên thử kiểm tra hộp thư điện tử, sắp xếp tài liệu trong ngày cuối tuần.
Đi chơi quá độ
Nhiều người quan niệm rằng cả tuần đã làm việc vất vả thì cuối tuần là dịp ăn chơi “thả cửa”. Nếu những ngày cuối tuần bạn kín lịch đi chơi, luôn về nhà quá khuya sẽ khiến thứ hai tuần tới bạn đến công sở trong tình trạng vô cùng mệt mỏi, làm việc không hiệu quả.
Tập thể dục cường độ cao
Nếu thường ngày bạn không có thời gian tập luyện thể dục thể thao mà cuối tuần bạn lại tập luyện quá hăng hái thì cũng không phải việc tốt. Bởi cơ thể của bạn vốn không quen với việc vận động, nay vận động mạnh sẽ khiến cơ bắp không quen, gây căng cơ, đau cơ, toàn thân ê ẩm. Do đó, bạn chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng với những bộ môn phù hợp, giúp cơ thể được vận động, dẻo dai và tinh thần sảng khoái.
Phương Linh
(Theo Congluan)
Nguồn: emdep.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…