Đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa
Việc này có thể khiến hóa chất từ nước rửa chén sót lại trên bề mặt chén, đĩa, dụng cụ nấu bếp, không thể sạch hết mặc dù được tráng lại nhiều lần. Khi những đồ dùng này được dùng để đựng đồ ăn cho lần sử dụng sau, lượng hóa chất ấy sẽ dính vào thức ăn và đi vào cơ thể người, tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh.
Tốt nhất, chúng ta nên đổ nước rửa chén vào miếng rửa có thấm nước, sau đó tạo bọt rồi mới sử dụng. Bạn cũng có thể hòa dung dịch này vào một khay riêng, khuấy đều khi có bong bóng để dùng. Thói quen này giúp bạn hạn chế tối đa lượng hóa chất còn sót gây hại cho sức khỏe đấy!
Dùng nước rửa chén cho những dụng cụ sứt mẻ
Vết sứt mẻ chính là nơi dễ dàng bị nhiễm những hóa chất nhất khi rửa bát đĩa. Những chất này sẽ không thể trôi đi hết, kể cả khi dùng chúng ta đáng tráng rất kĩ càng, sau đó chúng sẽ đi vào cơ thể khi sử dụng. Vì thế, không nên dùng nước rửa chén với các loại bát đĩa này, nếu cần thiết bạn hãy thay chúng bởi những đồ dùng lành lặn.
Tráng bát đĩa qua loa
Đôi khi do vội công việc hoặc không thấy bát đĩa còn bọt, chúng ta nghĩ rằng bát đĩa đã sạch nên chỉ tráng vội vàng. Những hóa chất còn bám trên chén bát mà mắt thường khó thấy được hết, sẽ gây nguy hại cho cơ thể khi sử dụng. Do vậy, chúng ta cần chú ý cọ và tráng bát kĩ càng từ 2 đến 3 lần nước sạch sau khi dùng nước rửa chén.
Mua nước rửa chén không rõ nguồn gốc
Tuy các loại chất tẩy rửa đều chứa hóa chất, nhưng nếu ham rẻ mà chọn mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường thì chúng ta đang tự đưa nguy hiểm đến với chính sức khỏecủa mình. Các sản phẩm này không được qua kiểm định chất lượng nên có thể chứa những chất bị cấm sử dụng. Người dùng chủ quan nghĩ rằng chúng chỉ làm tay khô ráp, nhưng nghiên cứu lâm sàng cho biết hóa chất có thể thấm qua da, xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, nguy cơ gây ra những căn bệnh nguy hiểm khi sử dụng lâu dài.
Ngâm bát đũa trong nước rửa chén quá lâu
Nhiều người nghĩ rằng những vết bẩn bám lâu trên bát đũa sẽ được làm sạch dễ dàng nếu chúng được ngâm lâu trong nước rửa chén. Thế nhưng điều này sẽ khiến những hóa chất từ dung dịch tẩy rửa dễ dàng ngấm vào chén đĩa hơn. Đặc biệt là với những đồ dùng có chất liệu như tre, gỗ, khi đã thấm hóa chất sẽ không thể tẩy sạch được, dẫn đến nguy cơ tích tụ những chất độc hại gây bệnh cho cơ thể cao hơn rất nhiều. Vì vậy, chúng ta không nên ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch này quá lâu để an toàn khi sử dụng nhé!
Nguồn: kenh14.vn
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…