Categories: Mẹ và bé

Những sai lầm khi dùng điều hòa gây nguy hiểm cho cơ thể

Việc để nhiệt độ phòng quá lạnh chênh lệch quá mức với nhiệt độ bên ngoài có thể khiến nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, thậm chí có nguy cơ đột quỵ và tử vong.

1. Vừa đi từ ngoài trời nắng nóng về, bạn nên?

  • Bật điều hòa ở mức thấp nhất
  • Lau khô mồ hôi, từ từ bật điều hòa

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến nghị việc làm đầu tiên lúc này là bạn cần lau khô mồ hôi để tránh nhiễm lạnh đột ngột. Đồng thời, bật điều hòa với nhiệt độ không chênh so với nhiệt độ ngoài trời 5 độ C để tránh sốc nhiệt, gây bệnh.

2. Tác hại khi đột ngột ra ngoài từ phòng điều hòa quá lạnh?

  • Chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng,…
  • Đau bụng, nhức đầu, tiêu chảy

Theo bác sĩ Phạm Văn Tiến, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện 103, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra ngoài (hoặc ngược lại) cần phải có một thời gian “quá độ”. Bởi cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng…

3. Khi bật điều hòa, bạn nên?

  • Bật thêm quạt
  • Để thêm chậu nước trong phòng
  • Mở cửa sổ

PGS Dũng khuyến cáo nhiều nhà sử dụng điều hòa nhưng vẫn để thêm một chậu nước trong phòng. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em, vì hơi nước sẽ thu hút các bụi bẩn, vi trùng gây bệnh. Bạn chỉ nên bật quạt để thông thoáng khí và mát hơn.

4. Không vệ sinh điều hòa thường xuyên rất nguy hiểm?

  • Đúng
  • Sai

Theo các chuyên gia, những máy điều hòa trong khoảng nửa năm không được vệ sinh sạch sẽ thì hàm lượng vi khuẩn từ tấm tản nhiệt cao gấp 60 lần số vi khuẩn có trong bồn cầu, gây bệnh cho người sử dụng. Do vậy, nếu không có điều kiện ít nhất bạn cũng phải đảm bảo máy điều hòa được vệ sinh 2 lần/năm.

5. Có nên bật điều hòa cho trẻ nhỏ?

  • Nên
  • Không nên

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, nếu nhiệt độ phòng trên 28 độ C, ngoài việc làm trẻ đổ mồ hôi, nổi rôm sảy còn lăm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi SIDS. Vì thế, cha mẹ nên dùng điều hòa và giảm nhiệt độ phòng từ từ đến khi trẻ không ra mồ hôi và trằn trọc.

6. Nên để nhiệt độ cho trẻ bao nhiêu?

  • 16-19 độ C
  • 20-22 độ C
  • 26-27 độ C

PGS.TS Nguyễn Văn Bàng, nguyên Phó khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết 16 độ là quá lạnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiệt độ này nếu không đắp chăn có thể gây viêm phổi cấp ở nhũ nhi, dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ nhi nên dùng điều hòa khoảng 26-27 độ C. Người lớn nên đắp vỏ chăn mỏng cho trẻ về đêm, lúc bật điều hòa.

7. Để tốt cho cơ thể, khi dùng điều hòa, bạn nên?

  • Dùng kem chống nắng
  • Bổ sung nước, kem dưỡng ẩm

Theo PGS Dũng, ngồi điều hòa trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến da bị khô và gây ra tình trạng mất nước. Lúc này, bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn ngăn chặn được tình trạng trên.

Hà Thanh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

19 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

20 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

4 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

4 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

4 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

6 days ago