Categories: Truyền nhiễm

Những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng huyết?

Bệnh nhiễm trùng huyết có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Nhiễm khuẩn huyết là gì?

Nhiễm khuẩn huyết (hay nhiễm trùng máu) xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.

Lượng lớn các hóa chất được tiết và nhiễm vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính. Điều này có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.

Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đí chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Trong một vài trường hợp rất nghiêm trọng, một hoặc vài cơ quan nội tạng có thể bị suy chức năng.

Thậm chí, ở một vài trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp. Các bác sĩ gọi hiện tượng này là “sốc nhiễm khuẩn”, nó có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận và gan. Thậm chí, triệu chứng này có thể gây tử vong ở một số trường hợp.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh nhiễm trùng huyết

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

Thân nhiệt trên 380C hoặc dưới 360C;

Nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút;

Nhịp thở nhanh trên 20 nhịp/phút.

Các trường hợp nhiễm trùng huyết nặng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như:

Lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh;

Tình trạng tâm thần không ổn định;

Giảm số lượng tiểu cầu;

Khó thở;

Loạn nhịp tim;

Đau vùng bụng;

Sốc nhiễm trùng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những điều sau đây:

Bị nhiễm trùng hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng sau phẫu thuật;

Nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến sốc nhiễm trùng.

Điều trị nhiễm khuẩn huyết

Nếu bạn bị nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ có thể thực hiện khám và một loạt các phép kiểm tra để xác định những yếu tố sau:

– Vi khuẩn trong máu hoặc trong các chất dịch cơ thể khác

– Nguồn lây nhiễm (thông qua phương pháp chụp X-quang, CT scan hoặc siêu âm)

– Số lượng bạch cầu cao hay thấp

– Số lượng tiểu cầu thấp

– Huyết áp thấp

– Lượng axit trong máu cao

– Thay đổi chức năng thận hoặc gan

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị nhiễm khuẩn huyết, bạn sẽ được khuyến cáo vào khoa chăm sóc đặc biệt (ICU). Taị đây, các bác sĩ sẽ cố gắng để ngăn chặn sự nhiễm trùng, kiểm soát chức năng hoạt động của các cơ quan và điều chỉnh huyết áp cân bằng.

Khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc cho với mục tiêu diệt loại vi khuẩn cụ thể gây bệnh. Thông thường, bác sĩ kê đơn thuốc giảm huyết áp để cải thiện huyết áp.

Nếu trường hợp bệnh nhân trầm trọng, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị khác như dùng máy thở hoặc lọc máu. Một vài trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng.
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago