Đông y

Những bài thuốc chữa bong gân từ cây lá náng không thể bỏ qua

Bong gân thường xảy ra khi chơi thể thao, bước hụt chân, do va chạm mạnh…Khi bị bong gân, ngoài việc sử dụng các phương pháp từ Tây y, người bị thương có thể sử dụng phương pháp Đông y – dùng lá náng hơ nóng đắp vào vết thương rất hiệu quả.

Bong gân có nguy hiểm không?

Y khoa giải thích bong gân tức là bong các tổ chức bám quanh khớp do bị chấn động mạnh quá mức. Bong gân thường xảy ra sau một chấn thương gián tiếp khi chơi thể thao hoặc khi đang chạy nhảy, trượt ngã.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Các chuyên gia đánh giá các khớp cổ chân, khớp gối và khớp cổ tay là nơi dễ bị bong gân nhất. Khi bị bong gân, người bệnh thấy cổ tay, cổ chân không có lực, đau nhức ở điểm bám của dây chằng vào xương hoặc đau dọc theo dây chằng. Ngoài ra, khớp có thể sưng nề, nóng, đau gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày.

Khi bị bong gân, Tây y dùng nẹp bất động hoặc dùng băng cố định phối hợp với một số loại thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.

Đặc điểm của cây lá náng

Cây lá náng (lá náng hoa trắng) thuộc loại cây hoang cũng có khi được trồng làm cảnh. Điểm đặc biệt của loại cây này là lá của nó được tận dụng làm thuốc chữa bệnh xương khớp và nhiều chứng bệnh khác rất hiệu quả.

Trong Đông y, cây lá náng hoa trắng vị cay, tính mát, có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp, bong gân.

Dân gian thường dùng cây lá náng hoa trắng để chữa bong gân, trật khớp do va chạm mạnh, máu tụ, sưng đau gây cảm giác ê buốt bằng cách đắp là thuốc ngoài da. Ngoài công dụng chữa bong gân, trật khớp cây lá náng còn có thể chữa đau lưng và một số loại bệnh khác rất hiệu quả.

Các bài thuốc chữa bong gân từ cây lá náng

Cách 1

Phương pháp: Lấy lá cây náng tươi sau đó rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm ít rượu vào rồi đem nướng cho nóng lên. Sử dụng lá náng đã nóng đắp vào chỗ bị đau do bong gân, trật khớp rồi băng lại.

Lưu ý: Có thể thay lá thuốc nhiều lần trong ngày và áp dụng cho tới khi khỏi bệnh thì thôi.

Cách 2

Phương pháp: Kết hợp dùng lá cây náng hoa trắng và cây mua thấp (mỗi thứ 30g), cây dạ cẩm 20g.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Lưu ý: Tất cả nguyên liệu dùng tươi, giã nát sau đó đắp vào chỗ bị bong gân rồi băng lại. Thực hiện liên tục cho đến khi vết thương khỏi hẳn.

Cách 3

Phương pháp: Kết hợp dùng lá cây náng hoa trắng 30g, lá dây đòn gánh 10g & lá bạc thau 8g. Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít rượu, đắp bó.

Lưu ý: Ngày làm một lần. Làm liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

Cách 4

Phương pháp: Lấy lá náng già nướng với than (lưu ý không nướng trực tiếp trên lửa) cho đến khi lá nóng lên thì dùng lá cho chút muối đắp lên chỗ bị đau rồi ấn mạnh.

Lưu ý: Liên tục hơ nóng khi lá bị nguội. Việc làm này được thực hiện liên tục từ 20 – 30p mỗi ngày. Theo các chuyên gia, sau thời gian từ 3 – 4 ngày chỗ sưng đau sẽ khỏi hẳn.

Bài liên quan: Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của hoa sen

Sưu tầm

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

11 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

11 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

11 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

14 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

1 day ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago