Categories: Sức khoẻ

Nhận diện ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho người

Có rất nhiều loài ký sinh trùng đang tồn tại, một số loài chỉ cư trú trong cơ thể vật chủ nhưng có những loài ký sinh và phá hoại luôn cơ thể vật chủ và gây ra những bệnh nguy hiểm…

Ký sinh trùng Filarial gây bệnh chân voi

Giun Filarial có hình tròn, kích thước mảnh, nhỏ như sợi chỉ. Giun Filarial là nguyên nhân gây hội chứng “chân voi”. Chúng thường được truyền từ những con muỗi hay ruồi đen là những loài vật chân đốt hút máu. Giun Filarial tự nạo mình vào các mạch huyết, gây tàn phá hệ bạch huyết – đây là bộ phận cơ thể chịu trách nhiệm xử lý độc tố chất thải. Loại giun này có thể sống trong cơ thể người lên đến 8 năm và sản sinh hàng triệu ấu trùng vi mô vào máu. Hầu hết những trường hợp mắc ký sinh trùng giun Filarial đều không có triệu chứng rõ ràng, đồng nghĩa với việc người bệnh không có triệu chứng nhiễm trùng mặc dù hệ bạch huyết, hệ miễn dịch và thận đều bị tổn hại. Triệu chứng chỉ xuất hiện sau nhiều năm nhiễm bệnh như: lymphoedema – tình trạng sưng các mô của cơ thể, thường xảy ra ở chân. Ngoài ra loài ký sinh trùng này còn ký sinh ở gia súc, cừu, chó. Trường hợp đầu tiên nhiễm ký sinh trùng giun Filarial có thể khoảng đầu 2.000 năm trước Công nguyên.

Ký sinh trùng Filarial gây bệnh chân voi (1).

Giun chỉ Onchocerca volvulus gây mù mắt

Vật chủ nhiễm giun chỉ Onchocerca volvulus trong mắt sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tổn thương các cấu trúc quan trọng và thường gây mù vĩnh viễn. Ký sinh trùng này được lây truyền bởi loài ruồi đen sống gần nơi có nước. Loài ruồi này chích vào da và truyền những con ấu trùng giun, sau đó mất khoảng một năm để ấu trùng trưởng thành và sống thêm 10-15 năm trong cơ thể người. Trong thời gian này, một con giun cái có thể tạo ra hàng ngàn ấu trùng nhỏ gọi là vi giun chỉ đi khắp cơ thể vật chủ đến da, mắt và các cơ quan qua mô dưới da. Khi đến mắt, chúng có thể gây viêm, tạo sẹo ở giác mạc và các mô sâu hơn của mắt bao gồm màng mạch và dây thần kinh thị giác. Loài ký sinh trùng này có thể gây tình trạng phát ban da, sưng, viêm, tổn thương và nốt dưới da nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm da nặng. Điều này cũng có thể làm cho da mất tính đàn hồi (da thằn lằn), trong một số trường hợp, làm tăng hắc tố da khiến da như da hổ.

Bọ ve gây tê liệt ở Australia (2).

Bọ ve gây tê liệt ở Australia

Australia không chỉ được biết đến với những con vật dễ thương như chuột túi, gấu túi. Có một loài vật tuy nhỏ bé nhưng có khả năng đe dọa lớn đến sức khỏe con người đó là bọ ve gây tê liệt. Loài ve này được tìm thấy ở những đồng cỏ, bụi rậm gần bờ biển phía đông Australia. Loài vật này cắn vào vật chủ bằng bộ răng to, sắc sau đó chúng tiết nước bọt chống đông để ngăn đông máu. Phần lớn trường hợp, vết cắn không có dấu hiệu gì khác biệt so với những vết cắn của các loại côn trùng thông thường khác ngoài sưng và ngứa. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt nó có thể kích hoạt gây tê liệt cho người bị cắn và gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Các triệu chứng sớm nhất của tê liệt như: phát ban, đau đầu, sốt, nhạy cảm với ánh sáng, suy yếu tay chân và liệt một phần mặt. Nếu những dấu hiệu này không được phát hiện và điều trị ngay từ đầu bệnh nhân có thể tử vong vì suy hô hấp.

Ký sinh trùng ăn não Naegleria fowleri

Đây là một loài sinh vật đơn bào và được mệnh danh là “amip ăn não” bởi tác hại của nó khi xâm nhập vào cơ thể. Loài ký sinh trùng này thường sống ở khu vực nước ngọt như hồ, sông và đất. Dù hiếm khi xảy ra nhưng khi N.fowleri đã xâm nhập được vào hệ thông thần kinh, người bệnh luôn phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận cái chết. Thông thường, ký sinh trùng N.fowleri sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi. Sau đó chúng sẽ di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. N.fowleri được cho là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm màng não với tỷ lệ tử vong lên đến 98%. Loài ký sinh này sinh sôi rất nhanh, chúng ăn các nơ ron thần kinh, gây cho bệnh nhân những cơn đau đầu khủng khiếp, sốt cao, chứng ảo giác thậm chí khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát hành vi.

Ký sinh trùng ăn não Naegleria fowleri (3).

Ruồi xám ăn thịt

Loài ấu trùng ăn thịt này có tên tiếng Anh là Cochliomyia hominivorax, có hình dáng giống giun nhưng có “đinh vít” ở trên đầu. Loài ấu trùng này có xu hướng chỉ sinh sản trên các thớ thịt động vật sống; tấn công và tiêu hóa các mô sống khỏe mạnh cùng các mô đã thối rữa. Ruồi xám ăn thịt không đẻ trứng trực tiếp lên vật chủ mà thông qua trung gian như muỗi, ve để tiếp cận. Ấu trùng sau khi tiếp cận được vật chủ, sẽ ở dưới lớp da, ăn các chất dịch của cơ thể trong khoảng 8 tuần trước khi rời khỏi để biến thành ruồi trưởng thành. Khi ở trong cơ thể, ấu trùng sẽ gây ra tình trạng nhọt giòi. Vùng có ấu trùng sẽ bị sưng, viêm, chảy mủ. Theo các nhà nghiên cứu, loài ký sinh rùng này đã gần như bị tiêu diệt hết vào năm 1966, tuy nhiên mới đây có những dấu hiệu chúng xuất hiện trở lại ở vùng Bắc Mỹ.

Minh Huệ

((Theo IFLScience))

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

6 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago