Categories: Mẹ

Nhận diện cơn gò sinh lý Braxton hicks

Gò tử cung là một trong những “báo động đỏ” cho thấy bạn sắp bắt đầu giai đoạn chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với tất cả các cơn gò. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ gặp một vài “báo động giả” nhưng y như thật đấy

Đừng để những cơn gò sinh lý đánh lừa, bầu nhé

1/ Cơn gò tử cung là gì?

Chỉ kéo dài khoảng 30 giây nhưng một khi xuất hiện, gò tử cung sẽ khiến các cơ bắp của tử cung thắt chặt, thậm chí làm “đông cứng” bụng bầu của bạn. Không có tần xuất nhất định, những cơn gò có thể xuất hiện 1-2 lần trong 60 phút hoặc chỉ  “ló mặt” vài lần 1 ngày hay sẽ “lặn mất tăm” trong cả chu kỳ. Có mẹ bắt đầu nhận thấy cơn gò trong tuần thứ 16 của thai kỳ, nhưng cũng có mẹ phải đợi đến những tháng cuối cùng mới nhận thấy sự hiện diện của chúng.

Thực tế, mặc dù không nhận thấy, nhưng theo các chuyên gia, gò tử cung đã xuất hiện từ tuần thai thứ 7 một cách nhẹ nhàng và từ tốn. Theo đà phát triển của thai nhi và độ lớn của tử cung, sự co thắt sẽ ngày một rõ ràng hơn. Và tất nhiên, không quá khó để mẹ nhận thấy sự tồn tại của chúng.

Cơn gò tử cung có thể là một dấu hiệu chuyển dạ cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho sự chào đời của bé cưng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đây cũng có thể là một cơn gò sinh lý Braxton hicks. Gò sinh lý có thể mạnh hơn cảm giác bị chuột rút và thường kéo dài hơn, nhưng lại không gây hại hay bất kỳ cảm giác đau đớn gì.

2/ Chuyển dạ thật giả, nhận biết ra sao?

Không xảy ra với tất cả nhưng rất nhiều mẹ bầu gặp phải những cơn gò sinh lý trong thai kỳ của mình. Vì vậy, để tránh những lo lắng không đáng có, bầu tham khảo thêm những đặc điểm nhận dạng sau đây.

Cơn gò chuyển dạ Cơn gò sinh lý

– Tần suất cao, xuất hiện nhiều lần và liên tục

– Cường độ mạnh hơn, thậm chí có thể gây đau đớn cho mẹ

– Tăng dần tần suất và cường độ

– Có nhịp điệu riêng

– Không xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất có thể diễn ra 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần/ ngày

– Sẽ dùng lại nếu tư thế thay đổi

– Không kéo dài, thường sẽ ít hơn 1 phút

– Không thể dự đoán và không có nhịp điệu

– Không tăng cường độ

Trong những tháng cuối thai kỳ, nếu nhận thấy những cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất liên tục, nhịp nhàng cứ mỗi 10-20 phút, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

3/ Làm gì khi những cơn gò sinh lý gây đau?

Thai nhi càng lớn, các cơn gò sẽ càng gây nhiều cảm giác, thậm chí có thể khiến bạn bị đau. Điều này sẽ khiến nhiều mẹ dễ bị nhầm lần với dấu hiệu chuyển dạ thật. Thông thường, với những cơn gò sinh lý, mẹ sẽ cảm thấy đỡ đau hơn theo thời gian.

Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế. Tắm bồn cũng là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago