Xác ướp đã được chôn xuống đất qua mấy trăm năm. Thi thể được quấn bởi nhiều lớp quần áo khiến nhà khảo cổ phải vô cùng thận trọng khi cởi bỏ y phục.
Tại Thái Châu phát hiện ra một xác ướp của một phụ nữ thời nhà Minh vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Xác ướp được tìm thấy trong tình trạng không bị thối rữa, da vẫn còn độ đàn hồi và quần áo còn nguyên vẹn không mục nát.
Sáu nhà khảo cổ học với các dụng cụ chuyên dụng tiến hành cởi bỏ y phục của xác ướp tại căn phòng kín với nhiệt độ bảo quản 5 độ C trong 2 giờ đồng hồ.
Người phụ nữ này đã mặc lên người trước khi chết 8 cái áo, 4 chiếc váy và 1 chiếc quần. Các nhà khảo cổ đang đợi giám định xem người phụ nữ này vì sao chết và lúc đó cô bao nhiêu tuổi.
“Quần áo quấn trên người xác ướp thuộc loại vải sợi rất dễ dàng đứt gãy. Nếu đặt thi thể trong điều kiện nhiệt độ quá thấp, quần áo sẽ giòn và mủn đi.”
Sau khi nghiên cứu xem xét, các nhà khảo cổ đã quyết định đặt thi thể trong phòng có nhiệt độ 5 độ C là thích hợp nhất.
Mặc dù công việc cởi bỏ y phục rất đơn giản, nhưng đối với một thi thể người đã chết thì lại là một việc rất vất vả. Cởi như thế nào, cái gì trước cái gì sau cũng cần xem xét cẩn thận.
Xác ướp được đặt trên nền vải nylon. Người thực hiện cởi bỏ trang phục của xác chết cũng cần mặc đồ phòng hộ cẩn thận. Nhà khảo buộc phải mặc lên người bộ đồ chuyên dụng phòng độc, đeo găng tay và mặt nạ phòng độc.
Các nhà khảo cổ học cho rằng thi thể này đã chôn sâu dưới đất mấy trăm năm rồi, hơn nữa từ quan tài cũng bốc lên mùi khó chịu. Do đó, để đảm bảo an toàn, họ cần phải tuân thủ việc mặc vào người trang phục bảo hộ.
Thi thể người phụ nữ này giữ được lâu như vậy khiến mọi người cảm thấy rất kỳ lạ.
Quần áo quấn trên người xác ướp phần lớn là hàng dệt tơ và một số dệt bằng bông vải.
Uông Duy Dần, Giám đốc bảo tàng thành phố Thái Châu cho biết: “Dù là quần áo làm bằng vải tơ hay bông vải cũng đều rất khó bảo tồn, nhất là lại để trong hòm kín, nó sẽ mục nhanh hơn.”
Hiện tượng quần áo mặc trên xác ướp vẫn còn nguyên vẹn qua mấy trăm năm quả là hiếm thấy.
Theo báo cáo, tất cả các ngôi mộ khai quật được của người thời nhà Minh ở Thái Châu, trang phục có một số điểm chung sau: Họ sử dụng gỗ chống ăn mòn như tuyết tùng, linh sam, thêm vào kỹ thuật chế tác quan tài tinh xảo, các miếng ghép đều ăn khít không kẽ hở. Trong quan tài còn đặt nến để chống phân hủy và làm khô vật phẩm. Quan tài được bọc quách, bên trong có sơn chống thấm. 6 mặt bên ngoài quách được chát kín bằng hỗn hợp vôi trộn cùng bột gạo nếp. Bằng cách này, xác được bảo quản trong điều kiện khô không ẩm thấp.
Uông Duy Dần cũng cho biết, trình độ sản xuất quần áo thời kỳ đó có độ bền tương đối cao. “Điều này nói lên rằng vì sao ở Thái Châu, các nhà khảo cổ đã khai quật được lượng lớn quần áo và trang phục thời nhà Minh.”
Video: Khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, phát hiện cả thế giới động vật ở bên trong
San San
Nguồn: ĐKN
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…
Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…
Ngứa là hiện tượng tự nhiên khi da bị kích ứng gây ảnh hưởng đến…
Cây hoa quỳnh được sử dụng như một bài thuốc trong đông y có tác…
Cây hoa quỳnh không chỉ là loại hoa quý mà còn được dùng làm vị…